Đại diện doanh nghiệp cho rằng, một khu đô thị không chỉ cung cấp chỗ ở ổn định cho cư dân, mà còn là địa chỉ đầu tư thành công các giá trị đời sống cho thị dân, gồm cả xã hội, văn hóa, và kinh tế. Trong đó, hạ tầng thương mại dịch vụ, vốn được quan tâm như là khối bất động sản sinh lợi cao nhất ở các dự án đầu tư, thực sự có giá trị khi qua quá trình vận hành, đem lại lợi ích, thu nhập tốt nhất cho cư dân trong khu đô thị đó.
Không phải điểm dừng, mà là xuất phát
Có một thực tế đã diễn ra ở các dự án đầu tư đô thị lâu nay, là công tác truyền thông đại chúng luôn tập trung miêu tả những tiêu chí, đặc điểm thể hiện cơ hội sở hữu nhà ở tại các khu đô thị là nơi trải nghiệm, thụ hưởng cuộc sống thành công, những giá trị thăng hoa đẳng cấp… Nhiều dự án bất động sản còn xây dựng những hình ảnh như: thiên đường nghỉ dưỡng, không gian gia đình văn minh… để thu hút nhà đầu tư quan tâm.
Song, trong mắt chính những người làm môi giới nhà đất, những ấn tượng hoa mỹ ấy thể hiện bề ngoài, vấn đề mà mỗi con người, mỗi gia đình mong có. Thực tế, khi một gia đình quyết định chọn một vị trí, cơ hội sở hữu nhà ở trong khu đô thị, khu dân cư, là chỉ tạm tổng kết một giai đoạn phấn đấu mưu cầu hạnh phúc. Trước đó, cá nhân hay gia đình đó, đã phải trải qua rất nhiều gian nan, có được sự tích lũy cơ bản cần thiết, mới mạnh dạn đi đến quyết định "an cư". Sau đó, vấn đề của các gia đình, luôn là câu hỏi làm sao "lạc nghiệp". Không có ai xây nhà mới xong là để ngồi thụ hưởng, tiêu xài, đi du lịch, tận hưởng món ngon vật lạ. Trái lại, ký giao dịch sở hữu một căn hộ xong, mỗi gia đình sẽ bước vào giai đoạn mới, thực hiện tài chính thanh khoản và ổn định cuộc sống của mình. Điều này đồng nghĩa với yêu cầu những ai đã có cơ sở chọn một căn hộ ở khu đô thị, thì bắt đầu khởi động một giai đoạn cuộc sống mới, áp lực hơn.
Trên góc độ đó, theo lãnh đạo Công ty Ân Phú, "sản phẩm đô thị" mà đơn vị có thể xây dựng, trước hết phải là địa chỉ an cư, với các công trình xây dựng nhà ở thật, có đủ cơ sở pháp lý, hạ tầng kỹ thuật… để người dân chọn lựa. Sau đó, cư dân khu đô thị phải có được những cơ hội cải thiện sinh kế tốt hơn cho gia đình và bản thân, từ vị thế nhà đất sở hữu. Đây mới chính là giá trị quan trọng để có những khu đô thị thành công trong đầu tư phát triển.
Cụ thể tại Khu đô thị Ân Phú Buôn Ma Thuột, doanh nghiệp hiện đang triển khai đầu tư hoàn thiện hệ thống nhà phố liền kế (shophouse) phục vụ nhu cầu thương mại của cư dân tương lai. Các dãy nhà phố liền kế ở khu đô thị này, với vị trí thuận lợi để quảng bá, tiếp cận hàng hóa với nhu cầu người dân vùng trung tâm TP.Buôn Ma Thuột, lại thuận tiện vận chuyển, kết nối giao thông ra vùng ven, theo các trục giao thông vành đai, quốc lộ để giao dịch hàng hóa, xuất nhập khẩu… Doanh nghiệp sẽ hợp tác cùng cấp chính quyền địa phương hỗ trợ các gia đình, tổ chức khi sở hữu các shophouse sẽ thuận tiện đăng ký địa điểm kinh doanh với địa chỉ tại khu đô thị. Từ đó, mỗi gia đình vào ở khu đô thị, là chính thức mở ra một trang sinh kế mới, bài bản hơn, lợi thế hơn để sống tốt hơn.
Những hệ sinh thái "lạc nghiệp"
Quan điểm của doanh nghiệp là mỗi khu đô thị phải gắn liền một hệ sinh thái "lạc nghiệp", giúp cư dân có thu nhập và nghề nghiệp tốt hơn. Trước hết, về hạ tầng, cư dân thuận lợi đi lại, sinh hoạt, và tổ chức kinh doanh thương mại, thực sự là những thị dân kinh tế. Giữa các nhóm hạ tầng thương mại (nhà phố liền kế) với hạ tầng xã hội (nhà ở chung cư, nhà phân lô đất nền…) có sự liên kết cư dân để có nhân lực lao động làm việc và cung ứng các dịch vụ cho nhau. Đô thị khép kín được các nhu cầu này, mới thực sự là nơi an cư.
Sau đó, từ khu đô thị, cư dân có thể thiết lập những mạng lưới giao dịch, làm ăn buôn bán ra ngoài, thông qua những khu đô thị trong vùng, trong nhóm đầu tư (ví dụ các khu đô thị tại các địa phương do Công ty Ân Phú làm chủ đầu tư), trong chuỗi liên kết vùng của hàng hóa (ví dụ mảng kinh doanh cà phê giữa các đô thị với nhau)… Tư duy "buôn có bạn, bán có phường" này, sẽ nhân đôi sức mạnh và cơ hội làm ăn thương mại của cư dân các đô thị. Hàng hóa sẽ qua liên kết thương mại giữa cư dân các đô thị mà luân chuyển, trao đổi với nhau.
Cuối cùng, khi các khu đô thị thực sự phủ kín cư dân, những hoạt động kinh tế tiếp sau sẽ có cơ hội phát triển, như liên kết du lịch nội địa, liên kết phát triển giáo dục cho giới trẻ, liên kết phát triển văn hóa giữa các nhóm cư dân đồng sở thích với nhau… Nền tảng quan trọng của những mối liên kết này, chính là cơ hội sinh kế mà chủ đầu tư khu đô thị đặt ra từ đầu, khi mới là dự án đô thị.
"Chúng tôi đang nỗ lực triển khai các dự án đô thị, đều nhằm theo mục tiêu phát triển này. Phải xây dựng được những hoàn cảnh sống tốt hơn cho cư dân và góp phần phát triển bền vững các đô thị mới", đại diện Công ty Ân Phú nhấn mạnh.
Doanh nghiệp cho biết thêm, đến nay đang hiện thực hóa ước mơ này của mình ở dự án Buôn Ma Thuột, và sẽ rất nhanh lan tỏa ra các dự án khác, mà doanh nghiệp đã được các địa phương tin cậy giao phó, chọn thầu như ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận… Khát vọng thương hiệu của một doanh nghiệp, vì thế đang thực sự biểu lộ, bằng hành động xây dựng, đầu tư sinh kế cư dân.
Bình luận (0)