TNO

Đầu xuân vãn cảnh chùa Keo Thái Bình

24/02/2014 11:31 GMT+7

(iHay) Đầu xuân, đến chùa Keo ngoài việc lễ Phật còn được thưởng ngoạn cảnh quan đẹp và yên tĩnh.

(iHay) Nổi tiếng là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, một trong những danh thắng độc đáo vào loại hàng đầu trong kiến trúc chùa chiền Việt Nam, chùa Keo Thái Bình rất hút khách thập phương đến hành hương đầu xuân.

>> Thăm ngôi chùa Từ Hiếu độc đáo bậc nhất xứ Huế


Chính diện chùa Keo từ cổng vào
 

Nằm cách Hà Nội chừng 100km, tọa lạc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư (Thái Bình), chùa Keo vẫn còn giữ nguyên được nét cổ kính, độc đáo và yên bình.

Chùa Keo cũng thờ Phật như bao ngôi chùa khác ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng do quá trình hình thành và phát triển lịch sử làng xã, chùa theo dạng thức “tiền Phật hậu Thánh” tức ngoài thờ Phật còn thờ Thánh và những người có công với dân làng.


Chùa hướng về phía nam được bao bọc ba phía là hồ nước


Công trình đầu tiên là bậc tam quan ngoại, điểm đầu tiên chiêm bái khi du khách đến hành hương ở chùa Keo
 

Quần thể kiến trúc chùa Keo Thái Bình được xem là một trong những công trình còn nguyên vẹn kiến trúc ban đầu thời nhà Lê.

Nét độc đáo, hấp dẫn trong kiến trúc chùa là vật liệu dựng chùa chủ yếu bằng gỗ được chạm khắc thể hiện bàn tay khéo léo và tinh tế của điêu khắc, kiến trúc thời nhà Hậu Lê.

Chùa nằm giữa ba mặt hồ và có hàng trăm gian nhà gỗ với kích thước khác nhau. Trong chùa, gác chuông được xem là giá trị nhất trong suốt 400 năm tu bổ vẫn giữ nguyên được dạng thức chồng diêm cổ các, gồm 3 tầng, 12 mái.


Tất cả các kèo, cột trong chùa đều được chạm khắc theo kiến trúc thời Hậu Lê


Một góc sân chùa


 Mái chùa theo kiến trúc cổ


Mái ngói giữa các gian nhà san sát nhau


Kiến trúc gác chuông cổ, nét tiêu biểu trong chùa Keo Thái Bình. Gác chuông với 3 tầng, mỗi tầng có một quả chuông đồng khắc chữ theo thứ tự nhỏ dần


 Quả chuông ở tầng 1 cũng là quả chuông lớn nhất


Du khách leo lên các bậc thang gỗ xoắn ốc để lên các tầng của gác chuông


Quả chuông trên gác 3 nhỏ nhất, đây cũng là gian gác thấp nhất, mọi người phải cúi để có thể chiêm ngưỡng chuông

Hàng năm, lễ hội chùa Keo tổ chức vào hai mùa là hội xuân ngày 4 tháng giêng và hội thu vào tháng 9 Âm lịch. Nhắc tới hội chùa Keo dân gian có câu: Dù cho cha đánh mẹ treo. Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.

Trong ngày hội, nhiều hoạt động được diễn ra gồm: tế, rước đuốc, rước kiệu và các trò chơi dân gian như: hát chèo, diễn quan họ, tổ tôm, cờ người, thi bắt vịt dưới hồ, võ vật…


Cảnh chùa Keo nhìn từ tầng ba của gác chuông


Tòa bảo tháp phía sau gác chuông


Các tầng mái của gác chuông


Đường vào chùa Keo với những cây gạo cổ thụ soi bóng nước, nét đẹp trong cảnh chùa xứ Bắc


Chùa Keo cổ kính nhìn từ xa 

Những ngày đầu xuân này, du khách hành hương đến chùa Keo ngoài việc lễ phật, lễ thánh để cầu xin phước, đức, tài, lộc còn được thưởng ngoạn cảnh quan đẹp và không gian yên tĩnh.  

Phượt ký của Hương Lâm

>> Thăm ngôi chùa được dát 60 tấn vàng của Myanmar
>> Vũng Chùa - đảo Yến, nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Suối Yến - chùa Hương đẹp mơ màng trong sắc thu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.