Đây là phát ngôn được ĐB Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đưa ra tại phiên thảo luận của các ĐBQH tại tổ chiều 21.10 về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.
Trước đó, ĐB Phạm Khánh Phong Lan bày tỏ hối tiếc về việc bà đã bấm nút thông qua bộ luật này với vai trò ĐBQH khóa trước. ĐB Lan cho rằng phải rà soát kỹ và chưa nên thông qua bộ luật Hình sự ngay tại kỳ họp này.
Góp ý cho quy định liên quan tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194), ĐB Lan cho rằng nếu quy định như trong luật, cuối cùng “không ai làm sao cả”.
Theo ĐB Lan, với các hành vi gây chết người khác, kể cả ngộ sát, người vi phạm chắc chắn phải chịu xử lý của pháp luật nhưng hành vi làm thuốc giả gây ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người lại rất khó xử lý nếu căn cứ theo dự thảo luật.
Cụ thể, theo dự luật quy định đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh giả làm chết người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên... sẽ bị phạt từ từ 12 - 20 năm.
“Không có cách nào để xác minh thuốc giả làm chết hoặc gây tổn hại bao nhiêu % sức khỏe đối với một người nào đó. Nên các điều luật này đặt ra chỉ cho có mà thôi”, ĐB Lan nói.
Theo ĐB Lan, trước nay cũng chưa thấy có đối tượng làm thuốc giả nào bị xử tử hình cả. Nhiều vụ đối tượng bị bắt xong rồi cũng từ từ chìm vào quên lãng mà không thấy xử gì cả.
tin liên quan
Mua thuốc giá cao, kém chất lượng cho bệnh nhân uốngChiều 28.7, Sở Y tế TP.HCM công bố kết luận thanh tra về công tác đấu thầu dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền (YHCT) tại Bệnh viện (BV) YHCT TP.
"Để nếu ai tính làm cục trưởng, làm lãnh đạo mà làm chuyện phi pháp vì tiêu cực thì họ phải chùn tay. Chúng ta hiền với bụt chứ không hiền với ma”, ĐB Lan nói.
Bình luận (0)