Chuyến đi của 2 người có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách ở Myanmar. Cả hai đều quảng bá cho tiến trình ấy và kêu gọi Mỹ hậu thuẫn thiết thực về mọi phương diện. Qua đây có thể thấy 3 nét nổi bật trong quan điểm của Mỹ đối với Myanmar. Thứ nhất, Mỹ ủng hộ cải cách ở Myanmar nhưng chưa thật sự tin tưởng là tiến trình thay đổi đã đến mức không bị đảo ngược. Vì thế, Washington vừa tranh thủ ông Thein Sein nhưng vẫn duy trì dư địa gây áp lực chính trị và kinh tế. Thứ hai, Mỹ đề cao bà Suu Kyi để tạo đối trọng với chính quyền ở Myanmar. Thứ ba, Mỹ chủ định giữ cân bằng nhất định giữa chính quyền Myanmar và bà Suu Kyi.
Tới nay, quan hệ song phương về cơ bản đã được bình thường hóa. Chính phủ Mỹ và chính quyền mới ở Myanmar đã tận dụng cơ hội để có được kết quả đó. Mỹ chơi cùng lúc 2 con bài ở Myanmar là hợp tác với chính phủ và hậu thuẫn phe đối lập, cho nên mới tranh thủ bên này và đề cao bên kia làm đối trọng như thế.
Thảo Nguyên
>> Tổng thống Thein Sein gặp bà Suu Kyi
>> Ông Thein Sein trở thành tổng thống Myanmar
Bình luận (0)