Học các chỉ dẫn, thông báo
Chị Phan Thúy Hồng (Q.3, TP.HCM) là người thường xuyên đi du lịch nước ngoài nên việc làm thủ tục, giao tiếp ở sân bay giờ không còn là vấn đề gây e ngại. Tuy nhiên, chị Hồng nhớ lại lần đầu tiên đi du lịch Singapore với bạn: “Khi đến sân bay quốc tế Changi, mình và cô bạn choáng ngợp vì sự rộng lớn nên không biết đi lối nào. Các bảng hướng dẫn thì có nhưng tiếng Anh bập bõm nên loay hoay mãi mới thoát ra được. Do đó các chuyến đi sau, mình phải chịu khó thu thập những từ ngữ, mẫu câu và những thông báo cơ bản ở sân bay để có thể chủ động đi lại mà không cần phải hỏi thăm”.
|
Chị Hồng nêu một vài từ vựng đơn giản nhất như “Arrivals” (khu đến), “Departures” (khu đi), “Domestic flights” (các chuyến bay nội địa), “International departures” (các chuyến khởi hành quốc tế), “delay” (chuyến bay bị hoãn), “now boarding” (đang cho hành khách lên máy bay)...
Thạc sĩ Hồ Văn Bình - Phó trưởng khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Sài Gòn, lưu ý: “Quan trọng nhất là những thông tin cá nhân phải chính xác và bạn cần hiểu rõ những thông điệp mà nhân viên tại sân bay gửi đến mình. Chẳng hạn, một vị khách đến sân bay thường được nhân viên quầy làm thủ tục hỏi là: Bạn đi chuyến bay nào? Vé và hộ chiếu của bạn đâu? Bạn có gửi hành lý không? Bạn có muốn ngồi gần cửa sổ? Hành lý xách tay của bạn cần tránh mang những gì?...”.
Ngôn từ đơn giản, dễ hiểu
Một giảng viên của Trung tâm ngoại ngữ thuộc Học viện Hàng không Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta không cần quá chú trọng những mẫu câu phải theo đúng chuẩn văn phạm, miễn là nói trôi chảy, dễ nghe. Khi cần thông tin hoặc cung cấp thông tin nên dùng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu. Chú ý kết hợp nhiều yếu tố như khả năng ngôn ngữ, điệu bộ, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể để giúp giao tiếp hiệu quả”.
Giảng viên này nhấn mạnh, nên học những từ gần gũi với hàng không. Chẳng hạn như tên gọi các quầy làm thủ tục khai báo xuất nhập cảnh và hải quan, an ninh soi chiếu, các giấy tờ liên quan khi làm thủ tục...; những từ vựng liên quan đến các dịch vụ như phục vụ thức ăn, nước uống, chăn mền, xe lăn (trong trường hợp cần dịch vụ chăm sóc đặc biệt); những từ liên quan đến chuyến bay như sân bay đến, thời gian bay, quá cảnh, giờ khởi hành, giờ đến, chuyến bay bị hoãn hoặc hủy... Không nên học các từ vựng riêng, phải học ý nghĩa của từ trong một ngữ cảnh nào đó, thường là trong một câu.
Lưu ý những tình huống dễ nhầm lẫn như: âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, một từ nhưng có nhiều nghĩa, cách nhấn từ, nhấn câu, ngắt câu cũng dễ dẫn đến nhầm lẫn. Thạc sĩ Hồ Văn Bình đưa ra một vài ví dụ về những từ ngữ đồng nghĩa như: go at once, proceed without delay (di chuyển nhanh), land, landing, descend (hạ cánh)... Bên cạnh đó là những từ dễ gây nhầm lẫn cần chú ý như taxi (khi máy bay chạy trên đường băng), terminal (nhà ga hàng không), gate (cổng ra máy bay), hand-luggage/carry-on luggage (hành lý xách tay)...
Những từ vựng, mẫu câu cần nhớ boarding card ≠ landing |
Mỹ Quyên
>> Dạy kỹ năng giao tiếp cho xe ôm
>> Giao tiếp trong mua sắm
>> Giao tiếp với người khác giới
>> Tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp cho người “không chuyên”
Bình luận (0)