>> Khánh thành nghĩa trang cán bộ miền Nam tập kết
>> Nghĩa trang “kỹ thuật số” tại Đan Mạch
>> Trải nghiệm du lịch nghĩa trang lúc 0 giờ
>> Quảng Trị: Thắp sáng 72 nghĩa trang
>> Nghĩa trang bị lãng quên
Theo đó, Sở đề xuất hai địa điểm xây dựng nghĩa trang quốc gia gắn với hai trục giao thông lớn nhất của thành phố: địa điểm 1 tại xã Yên Trung, H.Thạch Thất với hướng tiếp cận từ đại lộ Thăng Long; địa điểm 2 là nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng với hướng tiếp cận từ quốc lộ 32.
Về địa điểm xây dựng nhà tang lễ quốc gia, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất hai phương án, dựa trên quan điểm nhà tang lễ quốc gia phải gắn với nghĩa trang quốc gia thông qua các trục giao thông quan trọng của thành phố.
Địa điểm 1 dự kiến đặt tại khu vực Phú Diễn - Minh Khai, phía nam khu công nghệ cao sinh học Hà Nội để an táng tại nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng với hướng tiếp cận từ quốc lộ 32 hiện có, trục Hồ Tây - Ba Vì.
Địa điểm 2 dự kiến đặt tại khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ do liên doanh Vinaconex-Viettel làm chủ đầu tư, đang được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, có vị trí tiếp giáp đường gom đại lộ Thăng Long, thuận lợi về mặt giao thông để đưa thi hài an táng tại nghĩa trang quốc gia dự kiến đặt tại xã Yên Trung, H.Thạch Thất.
Tuy nhiên, theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, địa điểm thứ 2 xét về quá trình vận hành tang lễ đặt tại vị trí phía nam là chưa phù hợp với hướng tiếp cận từ khu vực nội đô đi vào nghĩa trang Yên Trung, do đó, Sở đề nghị nghiên cứu xây dựng nhà tang lễ quốc gia tại phía Bắc để thuận tiện về mặt giao thông.
Về hai phương án cụ thể cho địa điểm xây dựng nghĩa trang quốc gia, Sở cũng có đánh giá thuận lợi, khó khăn cũng như ưu, nhược điểm. Tại địa điểm nghĩa trang Yên Kỳ, Sở đánh giá, đây là nơi có quỹ đất phù hợp khả năng, đáp ứng yêu cầu của nghĩa trang quốc gia, thuận lợi về giao thông, dễ đạt được sự đồng thuận của nhân dân trong khu vực triển khai.
Song, nhược điểm là việc an táng tại đây có lộ trình xa, di chuyển qua nhiều khu vực tập trung dân cư nên dễ xảy ra xung đột giao thông, đặc biệt khi có đám tang của nhân dân được thực hiện cùng thời điểm.
Còn địa điểm thứ hai tại khu vực xóm Hương, xã Yên Trung, Thạch Thất có địa hình thung lũng, một hướng mở, dễ kiểm soát những ảnh hưởng bất lợi đến cảnh quan và môi trường, hơn nữa lại nằm trong vùng dự kiến xây dựng nghĩa trang mới theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng phê duyệt.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc đánh giá, hai địa điểm được đề xuất nói trên phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt, đảm bảo khoảng cách cách ly và có tính khả thi cao, song cần phải đảm bảo chính xác về số liệu nên Sở đề nghị khảo sát kỹ hơn số hộ cần di dời trong phạm vi xây dựng và phạm vi ảnh hưởng.
Về địa điểm xây dựng nhà tang lễ quốc gia, có bốn đề xuất: một là vị trí với diện tích 5,5 ha tại xã Minh Khai, H.Từ Liêm, giáp đường Văn Tiến Dũng để kết nối với nghĩa trang Yên Kỳ theo quốc lộ 32 hoặc trục tây Thăng Long kết nối nghĩa trang Yên Trung theo trục Hồ Tây - Ba Vì; địa điểm 2 đề xuất tại khu Tây Mỗ, H.Từ Liêm, nằm ở phía Bắc đại lộ Thăng Long phía tây đường 70, quy mô quỹ đất có thể khai thác là 5,5 ha; địa điểm 3 đề xuất tại khu vực Đại Mỗ, H.Từ Liêm phía nam đại lộ Thăng Long với tổng quy mô quỹ đất có thể khai thác khoảng 3,5 ha nằm trong phạm vi ranh giới quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây Mỗ, Đại Mỗ; địa điểm 4 được đề xuất là xã Song Phương, H.Hoài Đức theo tuyến kết nối nghĩa trang tại xã Yên Trung với quy mô 5,5 ha.
Trong số này, địa điểm 1 phù hợp để an táng tại nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng, còn địa điểm 2 và 4 phù hợp để an táng tại nghĩa trang ở xã Yên Trung, H.Thạch Thất.
Tuy nhiên, theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, để tránh ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng đã được thành phố chấp thuận về chủ trương, địa điểm 4 là phù hợp nhất.
Lê Quân
Bình luận (0)