Tuy nhiên, thực tế thống kê thị trường lao động cho thấy có khá nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực xã hội, viết lách, văn hoá và giới luật, trong khi lại không có nhiều sự cạnh tranh như ở các khối ngành đã nói. Vấn đề hiện nay là chất lượng đào tạo các ngành xã hội ở nhiều trường chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong đào tạo các ngành Xã hội, trong năm học 2016 - 2017, Đại học (ĐH) Duy Tân mở rộng hơn nữa công tác tuyển sinh các ngành học thuộc khối Khoa học Xã hội & Nhân văn nhằm hưởng ứng sự mở rộng cơ cấu các ngành này ở miền Trung những năm trở lại đây, đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết của xã hội.
Hiện tại, khối ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn ở ĐH Duy Tân gồm nhiều ngành đào tạo. Trong đó, ngành Quan hệ Quốc tế tại ĐH Duy Tân thường xuyên thu hút số lượng lớn các thí sinh từ khắp các miền Bắc – Trung - Nam theo học.
Với việc trang bị cho sinh viên các kỹ năng “mềm” cần thiết trong hoạt động đối ngoại, trình độ ngoại ngữ tốt và một phông kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp về Quan hệ Quốc tế, về kinh tế và Luật pháp quốc tế, về lịch sử và văn hóa thế giới, về chính sách và đường lối đối ngoại, về địa chính trị các khu vực trên thế giới,... ngành học này đang mở ra nhiều cơ hội việc làm lý tưởng cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp bởi Việt Nam đã và đang trên đường hội nhập quốc tế sâu rộng khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 và sắp tới sẽ tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2018.
Lựa chọn theo học ngành Văn - Báo chí ở ĐH Duy Tân, sinh viên sẽ có cơ hội trở thành các phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh - truyền hình, các công ty truyền thông... Còn những sinh viên tốt nghiệp ngành Văn hóa Du lịch sẽ là những ứng viên sáng giá cho các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, bảo tàng...
Năm học 2014 - 2015, ĐH Duy Tân đã mở ngành học mới Luật kinh tế với sự chấp thuận và ủng hộ của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục & Đào tạo nhằm đào tạo chuyên sâu, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có hiểu biết và trình độ về Pháp luật Kinh tế. Những sinh viên theo học ngành Luật Kinh tế của ĐH Duy Tân sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ quan Nhà nước về Quản lý Kinh tế, các cơ quan Tư pháp từ trung ương đến địa phương, các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đào tạo liên quan đến các lĩnh vực Luật học, các sở ban ngành đảm nhiệm công tác kiểm soát hoặc quản lý môi trường, an toàn lao động tại các cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh.
Sinh viên ngành Luật Kinh tế, ĐH Duy Tân tập làm quan tòa xử án trong một phiên tòa giả định
|
Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại hóa, Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Duy Tân đã áp dụng hiệu quả mô hình đào tạo PBL (Problem - Based Learning/Project - Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án) giúp sinh viên xây dựng các kỹ năng làm việc thực tế và hình thành thói quen học tập lâu dài, nâng cao khả năng giao tiếp, chủ động khám phá cơ hội nghề nghiệp, sử dụng công nghệ và thể hiện kết quả dự án, phát huy được năng lực sáng tạo và phát triển toàn diện bản thân. Ở các hội nghị PBL quốc tế do UNESCO chủ trì hai năm một lần trên thế giới, ĐH Duy Tân luôn là đơn vị có đóng góp các bài báo cáo, tham luận nhiều nhất của VN.
Nhà trường còn thiết lập mối quan hệ với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu lớn cả trong và ngoài nước. Trong đó có các đại học hàng đầu của Việt Nam như trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Văn học - Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Học viện Ngoại giao, Học viện Hành chính - Chính trị khu vực III, Đại học Kinh tế - Luật TP.Hồ Chí Minh... ĐH Duy Tân cũng đã có hợp tác với các đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Thái Lan, Singapore... để triển khai hợp tác nghiên cứu khoa học về Xã hội, mời giảng viên thỉnh giảng và thực hiện chương trình trao đổi sinh viên trong các dự án vì cộng đồng.
Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Duy Tân luôn kết hợp với nhiều đơn vị có liên quan tại địa phương như: Tòa án, Viện Kiểm sát, các công ty luật, các bảo tàng, trung tâm quản lý di sản, đài phát thanh - truyền hình, các viện nghiên cứu kinh tế - xã hội... để tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, tích lũy kinh nghiệm thực tế và có việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, khoa còn chú trọng bồi dưỡng cho sinh viên nhiều kỹ năng “mềm” hữu ích thông qua các học phần như: Nghệ thuật Đàm phán, Nói và Trình bày, Viết lách chuyên nghiệp, Hướng nghiệp... Hầu hết sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Duy Tân đã đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp về chiều sâu chuyên môn, kỹ năng làm việc thực tế và trình độ sử dụng ngoại ngữ.
Bình luận (0)