Trong khi các lợi ích của giáo dục đối với tuổi thọ con người từ lâu đã được công nhận, báo cáo của Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU) và Đại học Washington ở Seattle (Mỹ) được xem là cuộc nghiên cứu có hệ thống đầu tiên nhằm thiết lập sự liên hệ trực tiếp giữa học hành và tuổi thọ.
Dựa trên số liệu đến từ các nước công nghiệp hóa như Anh, Mỹ, cũng như các nước đang phát triển như Trung Quốc và Brazil, đội ngũ chuyên gia Mỹ và Na Uy phát hiện nguy cơ tử vong ở người trưởng thành giảm thêm 2% cho mỗi năm tham gia chương trình học toàn phần.
Hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và sau đó tương đương với lối sống ăn uống lành mạnh, giảm nguy cơ tử vong đến 34% so với những người không đến trường, theo kết quả phân tích được bình duyệt đăng trên chuyên san The Lancet Public Health.
Ở khía cạnh đối lập, việc không bao giờ đến trường mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe người trưởng thành, theo đó các cá nhân phát triển thói quen uống 5 ly rượu hoặc hơn mỗi ngày, hoặc hút 10 điếu thuốc/ngày trong một thập niên.
Cuộc phân tích cũng phát hiện tuổi thọ được cải thiện do đi học đều diễn ra như nhau ở nước giàu lẫn nước nghèo, không phân biệt giới tính, tầng lớp xã hội và khía cạnh nhân khẩu học.
Bình luận (0)