Di sản văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu tái hiện ở Công viên Ấn tượng Hội An

28/11/2019 09:12 GMT+7

Công viên Ấn tượng Hội An có thêm một sản phẩm văn hóa đặc sắc phục vụ du khách trong và ngoài nước, đó là thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đã 4 năm. Mới đây, các hoạt động nghi lễ đặc sắc của di sản này được tái hiện tại Công viên Văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An.
Ngày 28.11 tại Cồn Hến (P.Cẩm Nam, Hội An) diễn ra hoạt động diễn xướng hát văn với chủ đề Mẫu là mẹ của bao la. Trong đó, 12 giá chầu văn được tái hiện, nhằm giới thiệu di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam đến du khách trong và ngoài nước.
Khu vực tâm linh trong Công viên Văn hóa Chủ đề Ấn tượng Hội An - Ảnh: Quang Minh

Khu vực tâm linh trong Công viên Văn hóa Chủ đề Ấn tượng Hội An

Ảnh: Quang Minh

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào ngày 1.12.2016. Các nghi lễ trong tín ngưỡng bao gồm lễ cúng, lên đồng, hát văn, lễ hội. Đây là lần đầu tiên tín ngưỡng được tái hiện tại Hội An, với những phần trình diễn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc và diễn xướng.
Đại cảnh show diễn Ký ức Hội An - Ảnh: Phú Thành

Đại cảnh show diễn Ký ức Hội An

Ảnh: Phú Thành

Theo thạc sĩ - Nghệ nhân Văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam; trong các thực hành tín ngưỡng ở Việt Nam, thờ Mẫu là tín ngưỡng nội sinh mang đậm bản sắc Việt. “Đó là hình ảnh người Mẹ - vừa bao la, vừa hùng vĩ, bao trọn cả vũ trụ càn khôn, với trời, đất, nước, rừng và gần gũi thân thương để có thể khóc, cười, cầu khẩn, mong được che chở. Chính vì vậy, việc đưa tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO vinh danh trở thành một hoạt động văn hóa thường xuyên tại khu vực tâm linh trong Công viên Ấn tượng Hội An sẽ ngày càng khẳng định biểu tượng của giá trị Việt tới du khách quốc tế".
Ký ức Hội An tại Công viên Văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An - Ảnh: Phú Thành

Ký ức Hội An tại Công viên Văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An

- Ảnh: Phú Thành

Cũng theo thạc sĩ Nguyễn Đức Hiển, thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao..., thể hiện sự giao lưu văn hóa, gắn bó mật thiết, mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam.
Trong ngày 28.11, Công viên Ấn tượng Hội An tổ chức trình diễn các giá hầu Thánh, với đầy đủ các tiết mục đặc sắc ca ngợi những vị anh hùng, thánh nhân đất Việt, được đầu tư công phu về trang phục và đạo cụ. Du khách chắc chắn lắng đọng với các làn điệu chầu văn thoát thai từ truyền thống nghìn đời của dân tộc.
Còn từ tháng 12.2019, hoạt động văn hóa đặc biệt này được diễn ra vào dịp ngày rằm âm lịch hằng tháng.
Đến với công viên Văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An, du khách có thể tham quan những công trình kiến trúc đẹp, trải nghiệm trò chơi dân gian và thưởng thức ẩm thực nổi danh xứ Quảng. Đặc biệt là thưởng thức show diễn thực cảnh Ký ức Hội An, một trải nghiệm thú vị. Show diễn ra các buổi tối từ 19 giờ 30 phút đến 20 giờ 45 phút, với giá vé 600 - 900 ngàn đồng/người lớn, giảm 50% cho trẻ em.
Hotline: 1900 63 6600 - Website: hoianimpression.vn - Fanpage: @antuonghoian 
Ký ức Hội An là chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh có quy mô lớn, sân khấu ngoài trời có sức chứa 3.300 khán giả. Bối cảnh sân khấu kết hợp cả sông nước núi non, chiều dài sân khấu lên đến 1 km, sử dụng hơn 500 diễn viên. Chương trình biểu diễn thực cảnh áp dụng công nghệ âm thanh, ánh sáng tối tân, hiệu ứng tinh tế.
Chương trình nghệ thuật biểu diễn thực cảnh lấy tà áo dài truyền thống Việt Nam làm ngôn ngữ chính, dùng kỹ thuật dàn dựng sân khấu hiện đại biến hóa tạo nên những bối cảnh cụ thể, kể lại câu chuyện về Hội An hơn 4 thế kỷ trước với sự sầm uất và duyên dáng.
Việc truyền tải được hồn văn hóa, lịch sử bằng công nghệ hiện đại là một bài toán khó. Ban Cố vấn bao gồm các nhà sử học, đạo diễn, cố vấn âm nhạc, cố vấn mỹ thuật, cố vấn trang phục và cố vấn đạo cụ là những nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật gạo cội của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với chuyên gia sản xuất quốc tế để khắc họa được những nét nét đẹp mang đậm ấn tượng Hội An. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.