Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng

Phạm Đức
Phạm Đức
14/10/2024 12:03 GMT+7

Tấm gương Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng là biểu tượng cho lý tưởng của thanh niên Việt Nam. Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng tại Hà Tĩnh là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 1.

Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng tọa lạc tại thôn Tân Long (xã Việt Tiến, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh), cách TP.Hà Tĩnh 15 km về hướng nam và cách TP.Vinh (Nghệ An) 45 km theo hướng bắc. Đây là công trình của tuổi trẻ cả nước và nhân dân Hà Tĩnh nhằm tri ân sự hy sinh anh dũng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 2.

Khu tưởng niệm có diện tích hơn 4,3 ha, gồm các hạng mục chính: phần mộ, nhà thờ, tả vu, hữu vu, nhà văn hóa (bao gồm hội trường và phòng trưng bày), nhà điều hành, quảng trường, cảnh quan ngoài trời. Công trình được xây dựng năm 2011, hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 20.10.2014 nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Anh hùng Lý Tự Trọng.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 3.

Riêng công trình phần mộ Anh hùng Lý Tự Trọng được khởi công xây dựng vào năm 2011 và hoàn thành năm 2012. Kiến trúc phần mộ lấy ý tưởng từ hình ảnh lá cờ vươn cao, tung bay, chính là ý chí cách mạng mạnh mẽ; các lá cờ lớp lớp thể hiện sự tiếp nối con đường cách mạng của các thế hệ thanh niên...

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 4.

...bên cạnh là hình tượng mặt trời mọc, tượng trưng cho hình ảnh người thanh niên cháy hết mình cho lý tưởng cách mạng

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 5.

Xung quanh phần mộ có 17 cây hoa bông trang, tượng trưng cho tuổi đời của Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 6.

Công trình phần mộ Anh hùng Lý Tự Trọng đã được Bộ VH-TT-DL quyết định công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Anh hùng Lý Tự Trọng (20.10.2014).

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 7.

Nhà tưởng niệm là nơi thờ tự và thắp hương tưởng niệm người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của tổ chức Đoàn. Công trình được xây hướng mặt ra sông Cầu Sông với thiết kế hình chữ Đinh theo kiến trúc truyền thống Việt Nam.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 8.

Bên trong nhà thờ được bố trí bề thế, có 3 ban thờ trang nghiêm

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 9.

Hai bên là nhà tả vu và hữu vu song song đối xứng với nhau cùng hướng vào sân chính

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 10.

Tượng thờ Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng đặt trên ban thờ tại nhà tưởng niệm được làm dựa trên bức ảnh chân dung năm anh 17 tuổi. Tượng được làm bằng chất liệu đồng, có chiều cao 1,3 m, rộng 1,2 m.

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 11.

Bên trong nhà tưởng niệm còn trưng bày tiểu sử và các hiện vật được tìm thấy trong lúc khai quật phần mộ Anh hùng Lý Tự Trọng tại công viên Lê Thị Riêng (Q.10, TP.HCM) vào năm 2011

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 12.

Còng tay, cùm chân được tìm thấy trong quá trình khai quật phần mộ Anh hùng Lý Tự Trọng

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Anh hùng Lý Tự Trọng- Ảnh 13.

Hàng năm, khu tưởng niệm đón hàng vạn lượt khách trong và ngoài tỉnh về tham quan, dâng hương tưởng niệm. Vào dịp thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nơi này cũng diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: hội trại thanh niên, hành trình về địa chỉ đỏ, triển lãm bài thi tìm hiểu về Lý Tự Trọng, kết nạp đoàn viên mới…

ẢNH: PHẠM ĐỨC

Anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914, tại Thái Lan, nguyên quán ở xã Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh).

Năm 1926, tại Thái Lan, chàng trai trẻ là một trong 8 người được nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu thay mặt Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lựa chọn đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo để xây dựng tổ chức cộng sản tại Việt Nam về sau.

Cuối năm 1926, tại Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên Lê Hữu Trọng thành Lý Tự Trọng, đưa vào nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Anh sau đó được cử đi học, làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu.

Giữa năm 1929, Lý Tự Trọng được cử về Việt Nam, nhận nhiệm vụ liên lạc, vận động thanh niên để thành lập Đoàn thanh niên cộng sản tại Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tháng 2.1931, tại cuộc mít tinh kỷ niệm 1 năm Khởi nghĩa Yên Bái, khi thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Laren. Anh lập tức bị địch bắt, giam cầm và tra tấn. Không khai thác được thông tin bí mật, thực dân Pháp mở phiên tòa, kết án tử hình Lý Tự Trọng lúc mới 17 tuổi.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Anh hùng Lý Tự Trọng tuy ngắn ngủi nhưng đã trở thành biểu tượng sáng ngời, hết sức thiêng liêng, cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.

Câu nói bất hủ của anh "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác" đã trở thành lý tưởng sống và ý chí chiến đấu, kim chỉ nam hành động của thanh niên Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.