Những đối sánh này đánh giá sát hơn về cả 2 mục tiêu: hoàn thiện học vấn phổ thông và phân hóa nghề nghiệp đối với cấp THPT.
Hạn chế khi chỉ đối sánh 9 môn thi tốt nghiệp
Mặc dù, chỉ số trung bình điểm thi 9 môn thi tốt nghiệp THPT (văn, toán, ngoại ngữ, lý, hóa, sinh, sử, địa, giáo dục công dân) liên quan đến mục tiêu giáo dục toàn diện, nhưng đối sánh chỉ số này vẫn có một số hạn chế.
Thứ nhất, chưa phản ánh được mục tiêu về phân hóa theo nghề nghiệp đối với cấp THPT. Chẳng hạn, Hà Nội là địa dẫn đầu cả nước về nhiều mặt giáo dục, tổng điểm 3 môn toán, văn, Anh trong top 10, tỷ lệ điểm giỏi cao, tỷ lệ trúng tuyển đại học (ĐH) năm 2022 cao (56,81%), nhưng thứ hạng trung bình điểm thi ở mức 20 đến 25. Hay Đà Nẵng, địa phương đỗ ĐH năm 2022 là 61,88%, nhưng thứ hạng điểm trung bình ở mức 40 – 43.
Ngược lại, có địa phương thứ hạng trung bình điểm thi khá cao nhưng tỷ lệ đỗ ĐH thấp, như Vĩnh Phúc, năm 2022, có thứ hạng trung bình điểm thi là 2, tỷ lệ đỗ ĐH là 46,6%, xếp thứ 28. Hà Tĩnh và Nghệ An cũng tương tự. Do những địa phương này có nhiều học sinh chọn hướng giáo dục nghề nghiệp, lao động trong nước hay xuất khẩu.
Thứ hai, đối sánh trung bình điểm thi chưa phản ánh sự phân hóa học sinh trong việc chọn tổ hợp khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên, tổng điểm thi các môn khoa học xã hội thường cao hơn khoa học tự nhiên, do đó, trường học hay địa phương có tỷ lệ học sinh thi tổ hợp khoa học xã hội cao có lợi thế về điểm hơn.
Chính vì vậy, từ năm 2022, Bộ GD-ĐT đã bổ sung thêm đối sánh chỉ số tỷ lệ đỗ ĐH-nhập học trong số học sinh tốt nghiệp giữa các địa phương. Đồng thời, một số chuyên gia giáo dục đưa ra đối sánh chỉ số tổng điểm 3 môn thi bắt buộc toán, văn, ngoại ngữ. Những đối sánh này đánh giá sát hơn về cả 2 mục tiêu: hoàn thiện học vấn phổ thông và phân hóa nghề nghiệp đối với cấp THPT.
Với đối sánh này, 63 tỉnh thành cả nước được chia thành 3 nhóm, đánh giá phù hợp hơn về chất lượng giáo dục, bao gồm hoàn thiện học vấn phổ thông và phân hóa nghề nghiệp.
20 địa phương có chất lượng phổ thông và phân hóa nghề nghiệp tốt
Trong nhóm này, top 10 có Bình Dương, Nam Định, Hải Phòng, TP.HCM, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Tiền Giang. Hà Nội thuộc top 10 là xứng đáng.
20 địa phương có chất lượng phổ thông và phân hóa nghề nghiệp trung bình
23 địa phương chất lượng phổ thông và phân hóa nghề nghiệp còn khó khăn
Trong nhóm này có một số địa phương cả 3 chỉ số: Tổng điểm 3 môn toán, văn, ngoại ngữ, trung bình điểm thi và tỷ lệ trúng tuyển ĐH đều thấp.
Trong từng địa phương cần thực hiện đối sánh giữa các trường với nhau dựa trên nhiều chỉ số để các trường học biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục. Trên cơ sở kết quả trúng tuyển ĐH – nhập học, các địa phương, trường học cần tư vấn, khuyến khích và hướng dẫn học sinh đăng ký xét tuyển ĐH những năm sau phù hợp nhất. Học sinh sau THPT cần lựa chọn con đường đi phù hợp, không chỉ tập trung vào con đường duy nhất là vào ĐH.
Bình luận (0)