Học sinh lớp 12 Trường trung học thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) ôn thi môn văn - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu và viết
|
Ông Mai Văn Trinh cho rằng đề thi những năm trước chưa giúp đánh giá được năng lực ngữ văn của học sinh (HS) cuối cấp THPT. Năm nay, các câu hỏi yêu cầu HS sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp, vốn sống và hiểu biết xã hội để trả lời chứ không phải máy móc theo khuôn mẫu có sẵn.
Ông Trinh khẳng định chủ trương đổi mới này cũng được đề xuất trên cơ sở thực tiễn dạy học môn ngữ văn trong nhà trường, kế thừa những ưu điểm của hình thức ra câu hỏi định dạng theo đánh giá PISA (chương trình đánh giá HS quốc tế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) đã được triển khai thành công ở nhiều trường THPT nước ta. Cũng theo ông Trinh, dạng câu hỏi mở cũng đã được sử dụng trong kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ trong mấy năm gần đây.
Đề thi sẽ nâng cao dần yêu cầu qua từng năm và tập trung vào kiểm tra đánh giá 2 kỹ năng quan trọng là đọc hiểu và viết. Ông Mai Văn Trinh lập luận HS đã được rèn luyện và kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu từ bậc tiểu học. Ở THCS, THPT, đọc hiểu chiếm phần lớn lượng thời gian dạy học của môn ngữ văn. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu trong kỳ thi tốt nghiệp là hoàn toàn bình thường và là yêu cầu bắt buộc.
Tích hợp kiến thức liên môn
Điểm mới đáng chú ý trong cách ra đề môn ngữ văn, theo ông Mai Văn Trinh là ở chỗ chuyển từ việc yêu cầu HS học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc những nội dung, văn bản có trong sách giáo khoa sang việc vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc đọc hiểu một hoặc một số văn bản không có trong sách giáo khoa nhưng có cùng đặc điểm về thể loại, đề tài/chủ đề… “Cách kiểm tra này sẽ đánh giá khách quan và chính xác hơn năng lực đọc hiểu của HS; tránh được hiện tượng học tủ, học vẹt”, người đứng đầu Cục Khảo thí nêu mục tiêu.
Bên cạnh đó, ông Trinh cho rằng đề thi mới vẫn coi trọng kỹ năng viết. Đề thi sẽ đưa vào những câu hỏi theo hướng “mở” và tích hợp kiến thức liên môn chứ không phải câu hỏi “đóng” (và cả đáp án “đóng”), yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức và làm bài theo những khuôn mẫu có sẵn như trước. “Với cấu trúc như trên, dung lượng đề thi năm nay sẽ giảm bớt để phù hợp với thời gian làm bài là 120 phút”, ông Trinh khẳng định.
Trao đổi với Thanh Niên, GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên của một số cuốn sách giáo khoa tiếng Việt, ngữ văn hiện hành, đánh giá chủ trương đổi mới cách ra đề thi môn văn mà Bộ GD-ĐT dự kiến áp dụng từ năm nay là tín hiệu đáng mừng, mặc dù những đổi mới đó cũng chỉ là bước đầu. GS Thuyết nhấn mạnh: “Việc tách phần đọc hiểu với phần làm văn trong đề thi là nên làm nhưng phải làm cho đúng, tránh lẫn lộn phần làm văn sang phần đọc hiểu và ngược lại, gây khó khăn cho HS trong quá trình làm bài”.
Tuy nhiên, GS Thuyết cũng băn khoăn vì dù từ tiểu học đến THCS chương trình sách giáo khoa ngữ văn rất quan tâm đến kỹ năng đọc hiểu nhưng lên cấp THPT thì sách giáo khoa lại không quan tâm đến nội dung này. “Vậy việc ra đề chú trọng đến kỹ năng đọc hiểu trong kỳ thi tốt nghiệp liệu có mâu thuẫn với quy chế thi tốt nghiệp (đề thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành) hay không?”, ông Thuyết đặt vấn đề.
>> Giải đáp nhiều thắc mắc về đề thi
>> Vụ 'cướp bia' vào đề thi văn
>> Đề thi môn văn
Bình luận (0)