Sau khi Báo Thanh Niên ngày 21.5 đăng bài “Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất, nhiều bạn đọc bức xúc cho rằng, bán tài nguyên quá rẻ như vậy, thế hệ sau còn gì?
Tài nguyên được bán với giá rẻ mạt
Thật sự tôi rất đau xót trước việc tài nguyên thiên nhiên của chúng ta bị bán đi một cách rẻ mạt. Rõ ràng những hợp đồng ký kết giữa Công ty than Uông Bí và Công ty Pt.Vietmindo Energitama là rất lớn về mặt tài chính. Những người có trách nhiệm sao lại dễ dàng bán đi một phần tài sản quý giá của quốc gia như vậy? Khi ký kết hợp đồng chúng ta có nghĩ tới cái mất rất lớn không và 30 năm khi thanh lý hợp đồng chúng ta còn lại gì?
Đình Khoa (dinhkhoa.physics@gmail.com)
Thất vọng
Thất vọng hết biết! Đáng trách cho thế hệ đi trước và cũng tự trách cho chính mình! Chẳng lẽ cứ người nào đi trước làm sai rồi thì người đi sau lại tiếp tục giẫm lên sai lầm đó sao? Theo tôi, cần phải có biện pháp giữ gìn tài nguyên quốc gia, nếu không các thế hệ con cháu sẽ không còn gì.
Sơn (thanhsonnd77@gmail.com)
Nếu sai phạm, phải xử lý
Tôi tự hỏi trách nhiệm quản lý của Tập đoàn than khoáng sản (Vinacomin) ở đâu? Dân khổ đi lượm mót từng gánh than kiếm sống hằng ngày thì thấy mấy ông kêu la còn những thất thoát lớn do những tập đoàn nước ngoài gây ra thì lại được tạo điều kiện tối đa để đục khoét tài nguyên nước nhà. Thiết nghĩ Vinacomin nên xem xét lại trách nhiệm của mình, rà xét lại những lỗ hổng, trong trường hợp này cần xem lại ai đã ký hợp đồng sai phạm đến đâu để xử lý.
Toàn Nguyễn (dinhtoan_meets@yahoo.com)
Kiến nghị
Với những sai phạm trong việc ký hợp đồng khai thác than như vậy, tôi kiến nghị: 1. Phạt thật nặng điều khoản không theo hợp đồng (sản lượng, khai thác không đúng quy trình gây lãng phí và sử dụng vũ khí trái pháp luật...) 2. Thật là nhục nhã nếu như lại nhập than từ chính nơi chúng ta xuất. Do vậy, phải lôi ra ánh sáng những người làm nghèo đất nước vì cái túi của mình và đưa ra xét xử nghiêm minh.
Hoàng Mạnh Hùng(hunghoangmanh@yahoo.com)
Thực chất là bán mỏ
Than là tài nguyên đồng thời là tài sản quốc gia. Việc hợp đồng khai thác than xuất khẩu như Công ty than Uông Bí mà để 90% lợi nhuận rơi vào tay nước ngoài là không thể chấp nhận được. Đây thực chất là việc bán mỏ tài nguyên khoáng sản cho nước ngoài của doanh nghiệp được giao quản lý và khai thác, trá hình bằng hợp đồng khai thác than để xuất khẩu.
Trang (ptthuytrang.k6.qtdn@gmail.com)
(Ông Nguyễn Minh Hùng, đường Trần Đình Xu, Q.1, TP.HCM) (Anh Bửu Hoàng, P.11, Q.8, TP.HCM) (Ông Vũ Văn Quân, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM) Hải Nam |
Ban CTBĐ (tổng hợp)
>> Bãi thải mỏ than Phấn Mễ vẫn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở
>> Gian nan cuộc chiến giữ than - Kỳ 1: Đột nhập lò than thổ phỉ
>> Gian nan cuộc chiến giữ than - Kỳ 2: “Đánh lò” thổ phỉ
>> Gian nan cuộc chiến giữ than - Kỳ 3: Chế tài quá nhẹ
Bình luận (0)