Nhuyễn xương là tình trạng xương xốp liên quan tới thiếu vitamin D, do ít tiếp xúc với tia nắng mặt trời cùng với chế độ ăn nghèo Canxi và vitamin D.
Nhuyễn xương là một bệnh đặc trưng biểu hiện trên lâm sàng bằng dáng đi lết (kiểu chân vịt) do xuất hiện các vết nứt xương ở xương chậu, xương đùi, xương sườn vì vậy người bệnh thường có các triệu chứng đau ở vùng chậu hông, đùi, ngực, sườn. Chụp X-quang có thể thấy các vết nứt ở xương đùi, xương chậu, xương bả vai; xét nghiệm máu có thể thấy P giảm, can xi giảm nhẹ.
Bệnh tiến triển thường lành tính và việc điều trị thường cho kết quả tốt.
Điều trị chứng nhuyễn xương bao gồm các biện pháp vận động, lý liệu, bổ sung canxi, phốt pho và các thuốc làm tăng đồng hóa.
Loãng nhuyễn xương: là tình trạng loãng nhuyễn xương u mà ở đó do cơ thể kháng lại một cách tương đối với vitamin D (hay gặp ở người già). Loãng nhuyễn xương là bệnh phối hợp của sự thiếu hụt tổ chức xương và dạng cốt bào.
Loãng nhuyễn xương là một thể khá đặc biệt ở người lớn tuổi, có thể do giảm hấp thụ hay có sự kháng lại vitamin D ở người già. Chứng này thường được xác định bởi xét nghiệm máu với kết quả canxi máu giảm và canxi niệu thấp, phốt-pho máu giảm (do giảm hấp thu P); chụp X-quang khó xác định.
Tiến triển của loãng nhuyễn xương thường khá nặng nề, đó là gẫy xương do xương giòn và canxi hóa kém nên các chấn thương nhẹ cũng có thể gây gẫy xương, có thể tổn thương ở cột sống và rất hay tái phát vào mùa đông.
Điều trị chứng loãng nhuyễn xương: thể này đáp ứng rất tốt với vitamin D nhưng không dùng liều cao mà chỉ cần dùng kéo dài với liều 1000-1500 đơn vị mỗi ngày trong khoảng 8 tuần và phải dùng nhắc lại vào mùa đông để tránh tái phát.
BS Bạch Long
Bình luận (0)