Theo Reuters, nghiên cứu này còn cho thấy chứng trầm cảm và rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ bị mộng du.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ tại Đại học Stanford (Mỹ) tiến hành một cuộc khảo sát đối với 16.000 người trưởng thành tại 15 bang ở Mỹ.
Kết quả khảo sát phát hiện 29% trong số này cho rằng họ bị mộng du ít nhất một lần trong đời mình, 6% bị mộng du một lần/năm và một lần/tháng, trong khi 1% mộng du ít nhất hai lần/tháng.
Mặc dù số liệu chưa thật sự thuyết phục, nhưng trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng nghiên cứu này tiến hành trên thực tế chứ không giống như các nghiên cứu trước đây tiến hành lấy số liệu trong phòng thí nghiệm.
Kết quả này còn cho thấy người bị chứng mộng du thường là những người bị trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, nghiện rượu bia nặng.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng những người thường xuyên uống thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm có nguy cơ bị mộng du rất cao.
Các nhà khoa học còn kết luận chứng mộng du cũng do di truyền vì 1/3 số người tham gia nghiên cứu có tiền sử gia đình bị chứng mất ngủ.
Người mộng du thường đi lang thang hoặc có những chuyển động không ý thức được trong lúc đang ngủ.
Thường cơn mộng du không kéo dài và không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn tới thương tích.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí thần kinh học Neurology.
Phúc Duy
>> Thói quen mau già
>> Thiếu ngủ triền miên gây Alzheimer
>> Chứng ngủ ngày
Bình luận (0)