* Bức tranh giao thông dang dở vì chậm tiến độ
|
Khởi công vào đầu năm 2008, dự án khu đô thị mới Dương Nội nằm ở trục phía bắc của Hà Nội có tổng vốn lên tới gần 1.000 tỉ đồng, rộng hàng trăm héc ta. Theo kế hoạch đến năm 2013 dự án sẽ chính thức hoàn thành nhưng đại công trường nay đã im lìm, vắng lặng, phần lớn đất bị bỏ hoang suốt 2 - 3 năm nay. Anh Tuấn, một người dân ở đây cho biết: “Thấy đất bỏ hoang ai cũng tiếc, người thì tranh thủ trồng bầu, trồng bí; người nhanh nhạy hơn thấy cỏ tốt tươi thì mua trâu bò về thả”. Ngay giữa trung tâm thủ đô, nằm trên khu đất “vàng” thuộc Mỹ Đình, siêu khách sạn Hoa Sen (Lotus) của Tập đoàn Kinh Bắc cũng đã bỏ hoang nhiều năm nay, đang được người dân trồng rau muống. Ngoài ra còn nhiều dự án khác như khu đô thị mới Tân Tây Đô, Kim Chung - Di Trạch, Vân Canh, Splendora, Sơn Đồng, Geleximco - Lê Trọng Tấn có diện tích 135 ha, siêu khách sạn Hoa Sen (Lotus)... từng có giá lên đến 50 triệu đồng/m2, giờ thi nhau đắp chiếu.
* Báo cáo thành tích đạt được của ngành giao thông Hà Nội do Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Quốc Hùng trình bày đã nêu ra rất nhiều điểm làm được, nhưng lại thiếu đi yếu điểm lớn nhất là tình trạng chậm tiến độ của hàng loạt công trình giao thông lớn nhỏ trên địa bàn.
Trong báo cáo 5 năm sau sáp nhập Hà Nội, ông Hùng cho biết sau 5 năm mở rộng, thủ đô đã đầu tư hoàn thành các tuyến đường với chiều dài khoảng 372 km (0,11 km/km2), tăng 2,3%. Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tăng từ 76 tuyến lên 86 tuyến. Lãnh đạo Sở GTVT cũng cho rằng ùn tắc giao thông kéo dài cơ bản đã được giải quyết, giảm từ 124 xuống còn 67 điểm ùn tắc.
Trong khi đó, theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - nguyên kiến trúc sư trưởng Hà Nội, nhìn toàn cảnh hạ tầng giao thông Hà Nội đã có bước tiến bộ. Tuy nhiên, ông Nghiêm cũng nhận định phần lớn các dự án đều quá chậm. “Danh sách đen” các dự án ODA chậm tiến độ trên cả nước cũng góp mặt nhiều dự án hạ tầng liên quan đến Hà Nội như cầu Nhật Tân, Hà Nội - Thái Nguyên... Mặt khác, nhiều lĩnh vực giao thông tĩnh sau 5 năm chưa có nhiều thay đổi lớn, như vận tải hành khách công cộng trước sáp nhập chỉ đạt khoảng 8 - 9% nhu cầu thì hiện nay cũng mới chỉ đạt khoảng 10%, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh vẫn loanh quanh ở con số khoảng 8%... Theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Hà Nội đã được cho rất nhiều cơ chế đặc thù, đặc biệt là sự ra đời của luật Thủ đô, vấn đề là thực hiện, triển khai các dự án như thế nào.
Anh Vũ - Mai Hà
>> 5 năm mở rộng thủ đô: Hà Nội 'được' nhiều hơn 'mất'
Bình luận (0)