Giảm giá rất sâu để “vay” trước của khách hàng
Lãnh đạo Công ty bất động sản (BĐS) KD cho biết từ 5 tháng nay doanh thu từ bán hàng của công ty gần như bằng 0. Điều này khiến các hoạt động liên quan đến xây dựng phải dừng lại trong khi đó công ty đã nợ lương, hoa hồng của nhân viên kinh doanh từ tháng 8. Do ngân hàng (NH) không cho vay nên các nguồn tiền khác cũng đóng băng hết, kể cả nguồn thu từ khách hàng mua BĐS. Hiện mỗi tháng chi phí cố định gồm lương, thuê mặt bằng… khoảng 33 tỉ đồng. Các chi phí khác như xây dựng, lãi suất (LS) thêm khoảng
Ngọc Thắng |
70 tỉ đồng. Để có vốn, cách duy nhất hiện nay là doanh nghiệp (DN) liên hệ với các quỹ đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore để huy động vốn. Tuy nhiên, việc cũng không phải dễ dàng bởi để đi đến được hợp tác, phải làm việc với nhau ít nhất là nửa năm, có khi phải mất 2 năm mới xong một thương vụ.
“Quỹ đầu tư nước ngoài cũng chỉ đổ tiền vào dự án cụ thể và ăn chia chứ không phải đầu tư vào công ty. Dự án nào tốt, tỷ lệ ăn chia tốt hơn trước đây họ mới tham gia”, lãnh đạo DN này chia sẻ và nói thêm: “Từ nay đến hết tháng 10 hy vọng công ty sẽ ký xong với một quỹ đầu tư nước ngoài mà chúng tôi đã làm việc hơn nửa năm. Nếu không được thì phải đợi đến giữa tháng 11.2022 hy vọng có room mới cho năm 2023 mới có hy vọng sống sót. Còn hiện đang nợ lương tháng 8 và có thể nợ lương tháng 9, tháng 10 chứ hết cách rồi”.
Lãnh đạo một tập đoàn BĐS lớn ở Long An cho hay trước đây công ty mua dự án hoặc nhận nợ các dự án “chết” để về triển khai. Để có tiền mua dự án, DN phải đi vay vốn từ NH. Nếu như trước đây tới hạn trả rồi vay lại được, còn nay tới hạn phải trả mà không thể vay mới. "Trả nợ NH xong “mất tích” luôn, không vay lại được. Dù biết là vậy, nhưng không trả nợ gốc và lãi cho NH thì không được vì sẽ bị nhảy nhóm nợ xấu, sẽ còn chết nhanh hơn", vị này than. Giải pháp hiện nay là DN phải tạm dừng tất cả các dự án, nằm im một chỗ đợi tín hiệu mới của chính sách tiền tệ.
“Hiện nay không chỉ siết tín dụng mà thủ tục hành chính, chính sách, pháp lý cũng đóng băng. Pháp lý không ra được, dự án không có, thậm chí muốn đóng tiền sử dụng đất để làm dự án cũng không được. Trước đây thường 1 dự án khi đóng được tiền sử dụng đất, làm đủ các thủ tục chỉ cần 12 - 16 tháng ra sổ đỏ. DN căn cứ vào đây cam kết với khách ra sổ. Nhưng nay dù dự án có đúng cơ quan chức năng cũng yêu cầu rà soát lại. Khó khăn trăm bề nên DN phải vay nóng, vay nguội để cầm cự”, vị này cho hay.
Không có vốn, mới đây, chủ đầu tư một dự án BĐS ở Nha Trang mở bán căn hộ biển và đưa một chính sách bán hàng sốc. Nếu khách hàng thanh toán đủ 95% giá trị căn hộ sẽ được chiết khấu gần 50% giá trị. Như vậy, một căn hộ có giá bán 2,8 tỉ đồng, chủ đầu tư chiết khấu 1,2 tỉ đồng, khách hàng chỉ cần thanh toán 1,6 tỉ đồng. "Nói là chiết khấu nhưng thực tế là giảm giá rất sâu để “vay” trước của khách hàng, với mức LS cao.
Không chỉ ở Nha Trang, tại TP.HCM nhiều chủ đầu tư cũng đã nâng lãi vay cho các khoản trả trước hạn của khách hàng từ 24 - 40% giá trị BĐS. Thậm chí có lãnh đạo một công ty BĐS ở TP.HCM sẵn sàng cầm cố dự án để vay “nóng” với LS 25 - 30%. Tuy nhiên, việc vay ngoài với số tiền lớn lúc này là bất khả thi bởi tình trạng khan hiếm tiền và khi thị trường đóng băng, ai cũng có tâm lý “thủ” tiền mặt trong két sắt", một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS giải thích.
Khó khăn của doanh nghiệp nhân lên nhiều lần
Chuyên gia BĐS Hồ Hữu Khánh cho hay chưa bao giờ thị trường BĐS khó khăn như hiện nay. Nếu những năm 2012 khi thị trường đóng băng, không có thanh khoản nhưng NH vẫn cho vay, khách hàng vẫn có tiền trả cho các hợp đồng đã ký trước đó. Còn nay, thị trường vừa đóng băng, NH lại siết vốn cộng với thủ tục hành chính nhiêu khê kéo dài khiến khó khăn của DN nhân lên nhiều lần.
“Giờ đi vay NH không được, nếu vay ngoài hay phát hành trái phiếu thì LS cũng đã lên đến hơn 30%. Trong khi các quỹ đầu tư nước ngoài đang chào cho các DN trong nước cho vay hoặc hợp tác đầu tư với yêu cầu lợi nhuận cam kết lên đến 40%. Hiện nay khách hàng đang gửi NH khoảng 8%/năm nên giải pháp huy động trả lãi cho khách hàng với LS khoảng 20%/năm sẽ kéo được nhiều khách hàng có tiền nhàn rỗi tham gia. Giải pháp này hiện nay được xem là khả thi khi hai bên cùng có lợi. DN bán được hàng, còn khách hàng cho vay với LS cao lại có nhà ở”, chuyên gia Hồ Hữu Khánh cho hay.
Bình luận (0)