Doanh nghiệp hướng tới phát triển xanh - bền vững

08/11/2021 09:00 GMT+7

Mới đây, hơn 120 lãnh đạo quốc gia có phiên thảo luận về các giải pháp chống biến đổi khí hậu tại COP26 diễn ra ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, được kỳ vọng cho những nỗ lực tốt nhất hướng đến phát triển xanh - bền vững.

Định hướng phát triển nền kinh tế xanh

Phát triển kinh tế gắn với chống biến đổi khí hậu, gìn giữ môi trường sống là một trong những vấn đề quan trọng của Hội nghị COP26. Đại diện cho Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh ba thông điệp quan trọng, trong đó đặc biệt việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân.

Đặc biệt, khoa học phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính, là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn.

Đầu tháng 10.2021, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

An Phát Holdings đầu tư mạnh cho mảng nghiên cứu và phát triển sản phẩm thân thiện môi trường

Trong bối cảnh thế giới chuyển hướng sang giai đoạn thích ứng an toàn với dịch bệnh và khôi phục kinh tế, Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu doanh nghiệp phát triển sản phẩm, thương hiệu gắn với yếu tố xanh - sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thân thiện, đưa ra các sản phẩm sạch cho môi trường.

Theo xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu, tiếp cận khoa học hiện đại, ứng dụng công nghệ để mang đến những sản phẩm có ích cho cộng đồng.

Doanh nghiệp chọn lối đi riêng

Cách đây gần một thập kỷ, Chính phủ Việt Nam và một số doanh nghiệp đã nhìn nhận được xu hướng tiêu dùng xanh sẽ lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới.

An Phát Holdings là một trong số ít các doanh nghiệp đó. Tập đoàn đã quan tâm, đầu tư về công nghệ, tài chính, con người cho lĩnh vực nguyên liệu và sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn, xác định đây là hướng đi chiến lược riêng biệt giúp An Phát Holdings thực hiện mục tiêu phát triển xanh - bền vững.

An Phát Holdings đã đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển, đưa ra những giải pháp toàn diện phát triển dòng thương hiệu sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco. Mảng sản phẩm này ra đời giúp An Phát Holdings trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thành công sản phẩm thân thiện môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, an toàn cho sức khỏe, đạt nhiều chứng nhận khắt khe toàn cầu như: Din Certco, BPI, OK Compost HOME, OK Compost Industrial, FDA, SGS.

Đến nay, thị trường xuất khẩu của dòng sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn của Tập đoàn này đã mở rộng ra 20 quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nhật Bản...

Sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có sàn thương mại điện tử lớn nhất nước Mỹ - Amazon.

Dự án Nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học đầu tư hơn 100 triệu USD, qui mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Sau thành công của An Phát Holdings, nhiều doanh nghiệp khác cũng chuyển hướng tham gia sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường. Và khi phong trào này nở rộ, An Phát Holdings tiếp tục đi trước một bước nữa - xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu xanh.

Dự án Nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân hủy hoàn toàn PBAT An Phát được đầu tư hơn 100 triệu USD, có qui mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nhà máy sẽ khởi công xây dựng vào quý I năm 2022 tại Hải Phòng, dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2024 với công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm. Với dự án này, An Phát Holdings sẽ giải quyết được các vấn đề mà nhiều đơn vị khác đang lúng túng như chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng cao làm tăng giá thành sản phẩm; vấn đề phụ thuộc đối tác cung ứng; hao tốn thời gian và chi phí vận chuyển. Chuỗi giá trị và hệ sinh thái tuần hoàn xanh của Tập đoàn cũng sẽ được hoàn thiện và Việt Nam sẽ chính thức có tên trong bản đồ các nước cung ứng nguyên liệu thân thiện môi trường toàn cầu, điều mà trước đây vốn chỉ là sân chơi của các quốc gia phát triển.

Ông Đinh Xuân Cường, Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings cho biết: “Gần chục năm qua, chúng tôi đã dốc tâm nghiên cứu và tiêu tốn nhiều nguồn lực tài chính, con người để tiếp cận công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, từ đó hiện thực hóa mục tiêu của cả Tập đoàn. Đây không chỉ là chiến lược phát triển xanh - bền vững của riêng An Phát Holdings, mà còn nằm trong định hướng phát triển nền kinh tế xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 của Chính Phủ Việt Nam”.

Bước đi này của An Phát Holdings đã thể hiện rõ quyết tâm phát triển bền vững khi kết hợp ba yếu tố: kinh tế - xã hội - môi trường: có nghĩa là những hoạt động trong nền kinh tế tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống bền vững; đồng thời, những hoạt động này thân thiện với môi trường. Chỉ có như vậy mới có thể đem đến sự phát triển bền vững không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế quốc gia.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.