Doanh nghiệp nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết bền vững

12/10/2024 08:30 GMT+7

Từ những lá chè Thái Nguyên đến sản phẩm nước giải khát Trà Xanh Không Độ là nỗ lực liên kết chuỗi từ nông dân, hợp tác xã, nhà cung cấp đến Công ty Tân Hiệp Phát. Qua 3 thập kỷ hình thành và phát triển, Tân Hiệp Phát không ngừng phát triển chuỗi liên kết với nguồn nguyên liệu trong nước, thể hiện trách nhiệm xã hội.

Doanh nghiệp nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết bền vững- Ảnh 1.

Nông dân vùng chè La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên hái chè xanh để cung cấp cho Công ty Tân Hiệp Phát sản xuất Trà Xanh Không Độ

Doanh nghiệp nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết bền vững- Ảnh 2.

Trà Thái Nguyên ngon trứ danh, còn được nhắc đến với tên gọi "Đệ nhất danh trà". Khí hậu và thổ nhưỡng tuyệt vời của nơi đây với vùng đất bán sơn địa, tựa vào dãy núi Tam Đảo, cùng nguồn nước dưỡng đất đến từ sông Công, sông Cầu, hồ Núi Cốc khiến cho Thái Nguyên dường như là vùng đất dành cho cây chè

Từ lá chè tinh khiết đến sản phẩm xuất khẩu

Chị Nguyễn Thị Nga (thôn Nõn Bẹo, xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên) bắt đầu câu chuyện về hái chè: "Những người "sành trà" sẽ phải lựa lúc trời còn tinh mơ, khi nắng còn chưa lên, những giọt sương mai buổi sáng mát lành đọng trên từng cánh chè để bắt đầu hái những nõn chè - thứ nõn tươi mà cây chè phải mất cả tháng trời, ấp ủ cùng tinh hoa của trời đất mới ra được. Công cuộc hái nõn chè phải xong trước 7 giờ sáng. Sau 7 giờ, nắng lên, chè sẽ không bằng như khi ngậm sương".

Chị Nguyễn Thị Nga chỉ tay vào đồi chè rộng mênh mông ở xã La Bằng và cho hay cả đồi chè được trồng hữu cơ, cho chè ngon, ngọt đậm vị. Lá chè ở đây cũng là nguyên liệu của Trà Xanh Không Độ. Để có chè chất lượng ngon nhất cung cấp cho Tân Hiệp Phát, người dân ở đây chăm sóc đặc biệt từ chọn giống, chuẩn bị đất, đến hái xong chè phải tỉa cây để hạn chế các loại sâu bệnh, nấm không lây lan. Phân bón hữu cơ và thuốc sinh học do nhà cung cấp, bao tiêu sản phẩm đầu ra hỗ trợ để người dân yên tâm sản xuất đảm bảo an toàn. Ngoài ra, các hộ dân còn được kỹ sư của Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ đến hướng dẫn các kỹ thuật chăm sóc đúng cách, trồng cây chè hữu cơ cho giá trị cao. Chăm hữu cơ đúng quy trình, phát hiện đúng bệnh sẽ cho cây chè khỏe, kháng các loại bệnh.

Doanh nghiệp nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết bền vững- Ảnh 3.

Giá trị cây chè Việt Nam chưa cao là do chủng loại chè xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu ở dạng thô, hàm lượng chế biến thấp

Vụ chè thu hoạch từ tháng 5 đến những ngày đầu tháng 8 vừa qua cho sản lượng tăng cao, nhưng bên cạnh vui mừng vì mùa bội thu, người dân Thái Nguyên lại thêm nỗi lo chè tươi mất giá. Những năm ổn định, cây chè sẽ mang lại kinh tế hiệu quả cho người trồng, đảm bảo thu nhập cho từng hộ từ 10 - 15 triệu đồng/người/tháng, doanh nghiệp kinh doanh trong ngành cũng thu đến vài tỉ đồng… Giá bán trà móc câu trung bình 250.000 - 500.000 đồng/kg, trà tôm nõn giá 600.000 - 750.000 đồng/kg, trà đinh giá từ 1,5 triệu đồng đến trên 5 triệu đồng/kg… Những năm giá bán trà xuống thấp khiến người thu mua cũng như nông dân khổ sở. Bởi cây chè chăm sóc rất tốn công sức thời gian và đầu tư, phải mất tận 3 năm chăm bón mới bắt đầu ra kinh tế. Với vườn chè lâu năm thì có thể năm này bù năm nọ, tháng này bù tháng kia, nhưng nếu giá giảm trong thời gian dài sẽ khiến người dân chịu cảnh thua lỗ nặng, thậm chí phải chặt bỏ cây chè đang bắt đầu vào độ sung sức để chuyển đổi sang trồng cây khác.

Doanh nghiệp nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết bền vững- Ảnh 4.

Chị Bùi Thị Thảo (ấp Ao Rôm 1, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) tự hào khi vườn chè của gia đình được sử dụng để sản xuất sản phẩm Trà Xanh Không Độ nổi tiếng và tạo nên thu nhập ổn định nuôi sống cả gia đình nhiều thế hệ

Trong khi đó, việc xuất khẩu trà cũng gặp khó khăn. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), ước tính, xuất khẩu trà trong tháng 7 đạt 16.000 tấn, trị giá 29 triệu USD, tăng 52,8% về lượng và tăng 56,2% về trị giá so với tháng 7.2023. Giá bình quân trà xuất khẩu trong tháng 7.2024 ước đạt 1.796,3 USD/ tấn, giảm 6,7% so với tháng 6.2024, nhưng tăng 2,2% so với tháng 7.2023. Mặc dù giá trà xuất khẩu của Việt Nam đang có dấu hiệu tăng, nhưng mức giá này mới chỉ bằng chưa tới 70% so với giá trà xuất khẩu bình quân trên thế giới. Giá trà xuất khẩu bình quân toàn cầu trong năm 2023 đạt 2.600 USD/tấn.

Giá trị cây chè Việt Nam chưa cao là do chủng loại trà xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu ở dạng thô, hàm lượng chế biến thấp, trong khi nhu cầu tiêu dùng chè trên thế giới đã thay đổi rất nhanh, chuyển từ các sản phẩm trà thông thường, sang các sản phẩm trà chế biến sâu, trà đặc sản. Thực tế, sản phẩm trà xanh vẫn chiếm tới 94% trong tổng khối lượng trà xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là sản phẩm trà cấp thấp nhất, chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp sao sấy truyền thống, chưa qua công đoạn chế biến sâu.

Doanh nghiệp nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết bền vững- Ảnh 5.

Để tránh được mùa lại mất giá, sản xuất theo chuỗi liên kết giúp nông dân ổn định được đầu ra, cũng như giá cả. Trung bình hằng năm, Công ty chè Thái An liên kết với khoảng 100 hộ dân địa phương đảm bảo lượng chè cung cấp khoảng 1.500 - 1.700 tấn trà khô/năm. Năm nay, Công ty chè Thái An vừa ký hợp đồng hợp tác với Công ty Tân Hiệp Phát nên sản lượng trà khô mỗi tháng tăng lên từ 120 - 150 tấn. Bà Ngô Lệ Huyền, Phó giám đốc Công ty chè Thái An cho hay trà cung cấp cho Tân Hiệp Phát phải đáp ứng hàng loạt yêu cầu về chỉ số chất lượng. Công ty chè Thái An đảm bảo đáp ứng hơn 30 tiêu chí theo tiêu chuẩn gắt gao mà Tân Hiệp Phát đề ra từ việc đầu tư hạ tầng và tăng cường cập nhật kiến thức, quy trình trồng, chăm sóc cây chè ngay từ đầu… Ngoài giúp công ty tăng sản lượng, tăng doanh thu, qua đó cũng giúp người dân có thêm công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, giúp người nông dân yên tâm và gắn bó hơn với cây chè.

Để nâng tầm giá trị cây chè và đưa sản phẩm chế biến từ cây chè thơm ngon của Việt Nam vươn ra thế giới, từ gần 2 thập kỷ trước, Tân Hiệp Phát đã bỏ ra tới 300 triệu USD để đầu tư hệ thống 10 dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic của Tập đoàn GEA Procomac dùng để sản xuất các sản phẩm nước giải khát có lợi cho sức khỏe, trong đó có Trà Xanh Không Độ. Trà Xanh Không Độ nhiều năm liên tiếp tự hào là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Sản phẩm này cũng đang được xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có những thị trường đặc biệt khó tính như Mỹ, Canada, Đức, Nhật, Hàn Quốc… giúp nâng cao giá trị cho cây chè Việt.

Doanh nghiệp nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết bền vững- Ảnh 6.

Dây chuyền công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic dùng để sản xuất Trà Xanh Không Độ tại nhà máy Tân Hiệp Phát

Phát triển bền vững thể hiện trách nhiệm xã hội

Chiến lược phát triển bền vững có ảnh hưởng quan trọng, không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và bền vững của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển bền vững được đánh giá trên 3 khía cạnh, bao gồm quá trình sản xuất sạch và hiệu quả; sản phẩm thân thiện với môi trường và thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội.

Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau

"Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau" - câu nói nổi tiếng đã được thể hiện rõ qua chuỗi gắn kết của Tân Hiệp Phát trong hành trình 30 năm qua. Để có được chai Trà Xanh Không Độ đã có sự liên kết chuỗi từ hợp tác xã trồng chè, hộ nông dân đến nhà cung cấp công nghệ, nhà sản xuất (Tân Hiệp Phát), nhà cung cấp, nhà phân phối, đại lý bán lẻ. Chuỗi liên kết này đã tạo ra một sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng là minh chứng cho thấy tính hiệu quả của gắn kết các mắt xích trong chuỗi phát triển bền vững. Trong liên kết chuỗi này, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đầu ra sẽ đặt hàng những công ty cung cấp. Các công ty này sẽ phối hợp với các hợp tác xã, tổ hợp tác và người dân trồng và sơ chế nguyên liệu đầu vào mà doanh nghiệp yêu cầu. Ưu thế của chuỗi liên kết này là doanh nghiệp sản xuất sẽ kiểm soát được tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu từ đầu vào, đồng thời nông dân được đảm bảo tiêu thụ đầu ra với mức giá ổn định ngay từ khi chưa bắt đầu gieo trồng.

Không chỉ Chè Thái An, Tân Hiệp Phát còn ký kết hợp tác với các công ty thu mua trà để có đủ nguồn nguyên liệu chất lượng để sản xuất sản phẩm Trà Xanh Không Độ. Các thành viên trong chuỗi liên kết của Tân Hiệp Phát, từ các hộ nông dân, nhà cung cấp trong và ngoài nước, đại lý, nhà phân phối… từ Bắc chí Nam luôn được công ty đảm bảo về lợi ích, lợi nhuận ổn định. Ngoài trà, Tân Hiệp Phát thu mua hàng trăm ngàn tấn nông sản và sản phẩm chế xuất như đậu nành, sương sáo - những nguyên liệu tự nhiên để làm ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Đây là quyết định giúp doanh nghiệp thành công trong việc triển khai sợi dây liên kết, trở thành đối tác và người bạn đồng hành với nông dân bằng những dự án tạo nên giá trị chung. Tân Hiệp Phát thực hiện chủ trương nhất quán ưu tiên sử dụng các nguyên liệu trong nước. Doanh nghiệp đã không ngừng tăng cường chuỗi liên kết cung ứng và bao tiêu, mở rộng vùng nguyên liệu cho bà con nông dân trên cả nước, hợp tác phát triển trên tinh thần hai bên cùng có lợi.

Doanh nghiệp nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết bền vững- Ảnh 7.

Công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic được coi là phát minh của thế kỷ 21 trong lĩnh vực sản xuất đồ uống có lợi cho sức khỏe

Trong chuỗi liên kết, để ổn định đầu ra cho nguồn nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi nhà sản xuất có hướng đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững. Ngay từ đầu, Tân Hiệp Phát đã lựa chọn hướng đi riêng, đó là sản xuất kinh doanh các sản phẩm nước giải khát có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Những thương hiệu nổi tiếng như Trà Xanh Không Độ, Nước tăng lực Number 1 hay Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh đã đồng hành cùng người tiêu dùng Việt để tạo ra giá trị trong công việc và cuộc sống.

Để khai phá ra ngành hàng nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, Tân Hiệp Phát chọn hợp tác với Tập đoàn GEA Procomac, đưa hàng chục dây chuyền công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic với tổng giá trị đầu tư lên đến trên 300 triệu USD để phát triển, sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng quốc tế như Trà Xanh Không Độ, Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh, Nước tăng lực Number 1 được hàng triệu người yêu thích và sử dụng mỗi ngày. Công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic của GEA Procomac được đánh giá là "phát minh của thế kỷ 21" trong lĩnh vực sản xuất đồ uống có lợi cho sức khỏe. Đây là chuỗi hệ thống công nghệ khép kín, tự động, vô trùng và kiểm soát quản lý chất lượng khắt khe bậc nhất, giúp sản phẩm giữ được trọn vẹn giá trị dưỡng chất của nguyên liệu với màu sắc, mùi vị tự nhiên nhất mà không dùng chất bảo quản.

Việc Tân Hiệp Phát bắt tay với Tập đoàn GEA Procomac đưa công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic về Việt Nam trước đây đã nhận được sự hoài nghi của đa số các chuyên gia trong ngành. Tuy nhiên, lãnh đạo Tân Hiệp Phát khẳng định: "Không ngại rủi ro vì sức khỏe người tiêu dùng Việt mới là điều quan trọng nhất" và "Nếu để đong đếm giữa chi phí bỏ ra và sức khỏe người Việt có lại thì cái giá trăm triệu đô cho dây chuyền Aseptic vẫn là quá rẻ". Cho đến nay, Tân Hiệp Phát vẫn là một trong những doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đang sở hữu hàng chục hệ thống dây chuyền công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic. Công nghệ này giúp các sản phẩm như Trà Xanh Không Độ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế với chứng nhận FDA của Hoa Kỳ và chứng nhận Halal dành cho thị trường đạo Hồi

Hơn 700.000 đối tác trong và ngoài nước

Với 3 thập kỷ hình thành và không ngừng phát triển, Tân Hiệp Phát có trên 700.000 đối tác trong và ngoài nước. Tân Hiệp Phát coi đây là những cánh tay nối dài để đưa các sản phẩm tốt cho sức khỏe đến với người tiêu dùng và luôn đồng hành hỗ trợ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ở giai đoạn khó khăn lịch sử khi Covid-19 bùng phát và giãn cách xã hội trên diện rộng khiến ngành hàng tiêu dùng bị ảnh hưởng lớn do đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí vận chuyển tăng cao… ảnh hưởng tới thu nhập của các kênh phân phối, Tân Hiệp Phát đã quyết định không tăng giá, song hành cùng việc khuyến mãi, tặng kèm các sản phẩm để hỗ trợ bán hàng,… cùng các đối tác của mình vượt qua khó khăn.







Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.