Trong đó các loại hàng hóa như lương thực thực phẩm, hàng may mặc… dẫn đầu về mức tăng.
Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng sau 7 tháng đạt 2,24 triệu tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng đạt 8,7% (cao hơn mức tăng 8,4% của cùng kỳ năm 2016). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 1,68 triệu tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,7%; may mặc tăng 9,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 8,9%; phương tiện đi lại tăng 7,8%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 4,8%...
Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng ước đạt 2,78 triệu tỉ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 8,8% của cùng kỳ năm 2016) do lượng khách quốc tế và du lịch trong nước tăng khá và hoạt động ăn uống ngoài gia đình không còn chịu ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung như trong năm 2016. Một số địa phương có doanh thu tăng khá như Bình Định tăng 20,7%, Đồng Nai tăng 15%, Thanh Hóa tăng 13,9%, Hà Nội tăng 10,1% và TP.HCM tăng 7,2%.
tin liên quan
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 4 tháng đạt hơn 955.000 tỉ đồngKết thúc tháng 4, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước đạt 317.500 tỉ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước.
Bình luận (0)