6 tổ chức góp ý về thủy điện Mê Kông

23/02/2017 19:02 GMT+7

Trong 2 ngày 22 - 23.2, tại Luang Prabang (Lào), Ủy hội Sông Mê Kông Quốc tế (MRC) tổ chức cuộc họp “Tham vấn cấp khu vực về việc xây dựng đập thủy điện Pak Beng” và nghiên cứu về “Phát triển và quản lý bền vững dòng sông Mê Kông (CS)”.

Tại cuộc họp này, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường, xã hội của VN đã cùng đứng tên gửi đến MRC một bản kiến nghị 4 điểm liên quan đến việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông.

tin liên quan

Người nặng lòng với Mê Kông
Đó là thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái đồng bằng sông Cửu Long và sông Mê Kông.
Bản kiến nghị cũng dẫn lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược của các thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông của MRC thực hiện năm 2010, theo đó các dự án thủy điện trên dòng chính thượng nguồn sông Mê Kông “mang lại nhiều rủi ro nghiêm trọng và các yếu tố chưa chắc chắn đối với những vấn đề quan tâm có tính chiến lược về kinh tế, xã hội và môi trường đối với các nước lưu vực Mê Kông và các cộng đồng, cũng như đối với phát triển bền vững toàn lưu vực”.
Những tác động lũy tích, xuyên biên giới của các đập thủy điện trên dòng chính đối với đa dạng sinh học, thủy sản và nguồn sinh kế của người dân tại hạ nguồn sông Mê Kông là không thể phục hồi.
Bản kiến nghị là tập hợp tiếng nói của các tổ chức: Trung tâm tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC), Trung tâm bảo tồn và phát triển tài nguyên nước (WARECOD), Trung tâm nghiên cứu phát triển xã hội (CSRD), Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD), Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.