Ngôi đền thiêng
Mãi cho đến cuối tháng 4.2010, khi những linh vị cuối cùng của lính Hoàng Sa được rước về đình An Vĩnh, cụ Võ Hiển Đạt (người làng An Vĩnh) mới cảm thấy nhẹ nhõm trước sứ mạng lịch sử mà tiền nhân đã trao gửi suốt 60 năm qua: trông coi đền m Linh tự từ năm 50 thế kỷ trước. Ngôi đền này đã được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch xếp hạng di tích quốc gia.
Ở các tỉnh ven biển miền Trung, hầu như mỗi làng đều có một nghĩa tự, làm nơi tế lễ mỗi tiết thanh minh. Làng An Vĩnh ở Lý Sơn cũng vậy, có một nghĩa tự mang tên m Linh tự nhưng sự khác biệt rất dễ nhận ra. Đó là toàn bộ nghĩa tự này được xây cất bài bản, có mái che và các gian thờ rất quy củ, chứ không trơ trọi vài con nghê đá như vẫn thường thấy ở các làng khác.
Sau khi đình An Vĩnh được trùng tu (tháng 4.2010), những gì liên quan đến Đội hùng binh Hoàng Sa đều được chuyển từ m Linh tự về ngôi đình này. Ngày rước linh vị của lính Hoàng Sa về đình An Vĩnh, mắt cụ Đạt nhòe đi khi đọc bài văn tế, trong đó có đoạn: “Hỡi ơi, đất Việt trời Nam trải bao phen lao khổ. Nghĩ đến kẻ điêu linh từ thuở nọ. Cho hay sinh hề ký tử hề quy. Ra đi có mấy người trở lại... Xả thân vì Tổ quốc, son sắt một lòng, ngang dọc chí nam nhi. Phong ba dồn dập, tuyết sương chẳng quản, mưa nắng chẳng sờn. Hoàng Sa lãnh hải, biển cả mênh mông...”. |
Cụ Võ Hiển Đạt giải thích: “Không giống với những nghĩa tự khác, m Linh tự vừa là nơi thờ cúng các bậc tiền hiền đã có công khai phá đảo Lý Sơn từ bốn trăm năm trước, vừa là nơi thờ hàng trăm linh vị của các binh phu đã hy sinh ngoài Hoàng Sa. Hằng năm, thay vì chỉ có một lệ trong tiết thanh minh, m Linh tự có rất nhiều lệ cúng, từ chuyện tế lễ trước mỗi dịp đua thuyền truyền thống của đảo đến Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đều diễn ra tại ngôi đền này. Không chỉ là nơi tế lễ, ngôi đền còn là chỗ cất giữ nhiều tài liệu quý giá về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn”.
Cũng theo cụ Đạt, việc thờ các linh vị của những binh phu hy sinh ngoài Hoàng Sa cùng với những di vật liên quan đến đội hùng binh này đã làm cho ngôi đền mang một ý nghĩa đặc biệt. Có thể xem đó như những bằng chứng sống động nhất để khẳng định chủ quyền của nước ta nơi Hoàng Sa.
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả người dân Lý Sơn, dù tha phương cầu thực ở chân trời nào, mỗi khi trở về đảo việc đầu tiên là ghé m Linh tự, thắp một nén nhang. Trước là tỏ lòng tri ân với tiền nhân đã có công khai phá đảo và không quản phong ba nơi biển cả để giữ Hoàng Sa suốt mấy trăm năm, sau là ký thác một lời nguyện ước được bình an nơi xứ người. Ông Trần Sì, một đứa con của đảo, nay là Việt kiều định cư ở Anh, đã ủng hộ 100 ngàn bảng Anh để trùng tu ngôi đền, cũng vì một lời khấn nguyện đã thành hiện thực.
“Sổ đỏ” của Hoàng Sa
m Linh tự vừa là nơi thờ cúng các bậc tiền hiền đã có công khai phá đảo Lý Sơn từ bốn trăm năm trước, vừa là nơi thờ hàng trăm linh vị của các binh phu đã hy sinh ngoài Hoàng Sa
|
|
f |
Cụ Võ Hiển Đạt, người làng An Vĩnh |
Đến cụ Võ Hiển Đạt là đời thứ 3 trông coi m Linh tự này. “Thuở nhỏ tôi thường theo ông nội ra đền trong mỗi dịp tế lễ. Những câu liễn đối, các linh vị và những tài liệu được cất giữ cẩn thận trong ngôi đền này đã khuyến khích tôi học chữ Hán để có thể đọc và hiểu được nội dung của nó. Cha tôi, ông Võ Dũ, là người đã chắp cánh cho ước nguyện đó của tôi”. Cụ Đạt chợt xa vắng khi nhắc đến ông nội và cha - những người cũng đã từng trông coi ngôi đền này từ nhiều thế kỷ trước.
Chính vì sự thiêng liêng của ngôi đền cùng với “ông từ” Võ Hiển Đạt giỏi chữ Hán nên gặp những tài liệu liên quan đến Đội Hoàng Sa, người dân Lý Sơn cũng mang đến, hoặc gửi vô “bảo tàng” m Linh tự, hoặc nhờ cụ Đạt dịch giùm để biết tài liệu đó là gì. Trong một lần “nhờ xem thử” như thế, cụ Đạt đã phát hiện ra “Tờ lệnh” có từ thời Minh Mạng, điều binh phu ra Hoàng Sa được dòng họ Đặng ở thôn Đồng Hộ cất giữ suốt 175 năm qua.
Thực ra, “Tờ lệnh” đã được cụ Dương Quỳnh, một bậc túc nho của đảo tiếp cận từ năm 1979 nhưng mãi đến khi cụ Đạt “cầm trên tay” thì sự vô giá của nó mới được sáng tỏ. Có thể xem “Tờ lệnh” như quyển “sổ đỏ” về chủ quyền của nước ta tại quần đảo Hoàng Sa. “Cùng với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, những mộ gió và hàng loạt các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan đến Đội hùng binh Hoàng Sa, việc phát hiện ra “Tờ lệnh” càng nhắc nhở tất cả chúng ta phải ghi xương khắc cốt về một góc trời biển thiêng liêng của Tổ quốc”, cụ Đạt nói.
Thả thuyền và hình nhân thế mạng trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa - Ảnh: Trà Sơn Cụ Đạt đang xem các linh vị lính Hoàng Sa lần cuối trước khi rước về đình An Vĩnh |
Trà Sơn
Bình luận (0)