Chuyên gia pháp lý cho biết, những người tham gia giao thông bị thanh niên dùng mã tấu chém rụng hàng loạt kính chiếu hậu ô tô tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM có thể nộp đơn yêu cầu đến cơ quan chức năng để đòi bồi thường.
Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 28.10, nhiều người tham gia giao thông trên đường Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thì có một thanh niên tóc dài, đeo kính, không đội mũ bảo hiểm 1 tay điều khiển xe máy BS 52P3 – 6679, 1 tay cầm mã tấu tự chế chém rụng hàng loạt kính chiếu hậu ô tô của người đi đường.
Tối cùng ngày, cơ quan chức năng cho biết người này nói tên là Nguyễn Đình Long (29 tuổi, ngụ cư xá Thanh Đa, Q.Bình Thạnh) và cho biết trong lúc phê ma túy đá không kiểm soát được hành vi nên gây ra vụ việc.
Ngày 27.10, mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại sự việc một người phụ nữ dừng xe giữa đường để nói chuyện điện thoại. Sau đó, một anh Tây đã xuất hiện 'nhấc bổng' cả xe của chị này vào vỉa hè.
Liên quan đến sự việc trên, luật sư (LS) Nguyễn Văn Quynh, Đoàn LS TP. Hà Nội cho biết vì người thanh niên dùng mã tấu chém rụng kính gương chiếu hậu ô tô đã 29 tuổi nên phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả.
Do vậy, những người đang điều khiển xe mà bị thanh niên này chém rụng kính xe có thể liên hệ cơ quan chức năng, cụ thể là Công an Q.Bình Thạnh để trình báo.
Ngoài ra, nếu những người bị chém rụng kính xe có đơn yêu cầu gửi Công an Q.Bình Thạnh thì người thanh niên này có thể bị khởi tố tội Hủy hoại tài sản theo Điều 143 BLHS. Vì những chiếc kính chiếu hậu của ô tô có giá trị cao, trong khi Điều 143 BLHS quy định gây thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng - 3 năm. Tuy nhiên, khi khởi tổ thì cơ quan chức năng phải trưng cầu giám định thiệt hại.
Còn nếu những người bị hại không có yêu cầu thì thanh niên trên có thể chỉ bị xử phạt hành chính vì vi phạm Luật Giao thông hoặc Gây rối trật tự công cộng.
Ngay khi vừa xuất hiện hôm qua, một thông tin đã gây “bỏng” mạng xã hội. Đó là tin đồn con của một quan chức cấp sở ở TP.HCM, một mình đứng tên sở hữu cả 1.000 ha đất khu sân bay Long Thành (Đồng Nai).
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
(Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009)
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai (2) triệu đồng đến dưới năm mươi (50) triệu đồng hoặc dưới hai (2) triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu (6) tháng đến ba (3) năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai (2) năm đến bảy (7) năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy (7) năm đến mười lăm (15) năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai (12) năm đến hai mươi (20) năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Hằng năm, từ tháng 7 - 10 âm lịch (khoảng tháng 8 - 11 dương lịch), nước từ thượng nguồn sông Mê Kông lại đổ về đồng bằng sông Cửu Long… tạo thành biển nước mênh mông và miền Tây bắt đầu vào mùa nước nổi.
Bình luận (0)