Các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long được yêu cầu tăng cường kiểm tra công tác tổ chức thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ đảm bảo thu đúng quy định. Các đơn vị trên cần vệ sinh môi trường, sơn sửa hệ thống biển báo, giải phân cách để trạm khang trang, sạch sẽ. Tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự, phân làn, phân luồng và có các giải pháp phù hợp đảm bảo các trạm hoạt động liên tục, không xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực trạm.
Tổng cục cũng đặc biệt lưu ý các trạm có nguy cơ ùn tắc, nhất là các trạm cửa ngõ vào các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Các trạm này cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ phương tiện trong việc mua vé qua trạm; mở barie giải tỏa phương tiện trong trường hợp xảy ra tắc đường trước khi vào trạm.
Từ đầu tháng 3.2017, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67) - Công
an TP.HCM bắt đầu triển khai xây dựng, thí điểm phương án giải tỏa ùn
tắc giao thông tại 37 điểm phức tạp về giao thông trên địa bàn TP.HCM.
Các Cục Quản lý đường bộ, cao tốc được yêu cầu cử lực lượng thanh tra phối hợp với các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án PPP, lực lượng cảnh sát giao thông và các cơ quan chức năng khác tại địa phương, có biện pháp đảm bảo an toàn để các trạm hoạt động liên tục, giao thông an toàn và thông suốt trên tuyến quốc lộ và cao tốc.
Những dịp lễ lớn vài năm trở lại đây, các cửa ngõ vào TP.HCM, Hà Nội thường xuyên xảy ra ùn tắc do tình trạng người dân về quê. Tuy nhiên, dù có yêu cầu phải mở barie cho xe qua nếu xảy ra ùn tắc nghiêm trọng, nhưng rất ít trạm mở cửa tự do.
Bình luận (0)