Tuy nhiên việc di dời những hộ dân vẫn đang trong tình trạng bị động.
Theo thống kê của Sở Xây dựng TPHCM, trên địa bàn TP có 1.244 chung cư (CC), trong đó có tới 533 được xây dựng trước năm 1975 với 50.640 căn hộ có người đang sinh sống. Phần lớn những chung cư này đang xuống cấp nghiêm trọng.
VIDEO: Cận cảnh những chung cư hoang tàn nhất Sài Gòn
Tường long tróc, cửa sổ phải cột dây
Tại Q.Bình Thạnh, 23 lô CC Thanh Đa (P.27) được xây dựng từ trước năm 1975 cũng lâm vào tình trạng xuống cấp nặng nề. Điển hình nhất là lô IV, lô VI đang bị nghiêng lún hơn 1m, có thể sập đổ bất cứ lúc nào.
Hai dãy nhà của mỗi lô vốn cách nhau 3m, nhưng tầng trên cùng (tầng 4) nghiêng sát cách nhau độ 1,5 m. UBND Q.Bình Thạnh đã phối hợp Sở Xây dựng thuê tư vấn độc lập tiến hành kiểm định và khẳng định CC Thanh Đa không còn đảm bảo an toàn, nguy cơ sập đổ cao. Từ đầu năm 2014, phương án di dời đã được đưa ra, nhưng cho đến nay việc xây mới vẫn chưa triển khai trên thực tế. Hai lô chung cư này vẫn đang lâm vào cảnh hoang tàn.
Tại TP.HCM hiện có 533 chung cư, nhà tập thể xây dựng trước năm 1975 với 50.640 căn hộ. Trong số đó, rất nhiều khu chung cư đã hư hỏng, xuống cấp nặng và có thể sập bất cứ lúc nào như chung cư 727 Trần Hưng Đạo (Q.5), Cô Giang (Q.1), Thanh Đa (Q.Bình Thạnh)...
Trước tình trạng này, UBND TP.HCM chấp thuận cho UBND Q.Bình Thạnh được thanh lý tháo dỡ lô IV - lô VI cư xá Thanh Đa để tránh nguy cơ sụp đổ, đảm bảo tính mạng, tài sản cho người dân và khẩn trương thực hiện dự án xây dựng chung cư mới tại đây.
Từ giếng trời bên hông chung cư dễ dàng nhận thấy sự xuống cấp của nó
Những mảng bê tông bị bong tróc, cửa sổ phải dùng dây cố định để không bị rơi ra
Những vết nứt xuất hiện nhiều
Nhà bỏ trống, bên ngoài vào phóng uế
Tương tự, CC 727 Trần Hưng Đạo từng được mệnh danh là một trong những chung cư “hoang tàn nhất Sài Gòn”, mặc dù cũng đã có chỉ đạo của UBND TP về việc tháo dở khẩn cấp để tránh sụp đổ nhưng việc thực hiện vẫn rất chậm.
Còn tại CC số 350 đường Hoàng Văn Thụ (P.4, Q.Tân Bình) tuy được xây dựng đã lâu nhưng tình trạng xuống cấp ít hơn CC 727, trên tường xuất hiện những vách nứt nhưng bên ngoài vẫn còn kiên cố sạch đẹp.
Anh Nguyễn Thanh Trường (phòng 1137, tầng 11), một trong 9 hộ dân chưa di dời tại CC 727 cho biết, anh đã sinh sống ở đây được 38 năm từ khi nhà nước cấp nhà cho ba anh. Do hộ gia đình anh thương lượng đền bù chưa thoả đáng nên vẫn còn bám trụ lại.
“7 năm nay chúng tôi sống ở chung cư này rất cực khổ, phải sống chung với chuột, mèo hoang, gián và rác rưởi. Bên cạnh đó những căn phòng trống bị nhiều người bên ngoài vào phóng vào phóng uế, xã rác làm hôi thối không chịu được”.
Những thanh sắt rỉ sét bị ăn mòn theo thời gian giờ chỉ còn trơ khung
Cơ quan chức năng phải gắn biển báo nơi nguy hiểm
Rác nhếch nhác và phóng uế bừa bãi
Ở các tầng không có người sinh sống luôn bốc mùi ẩm mốc
Nước chảy tràn trên nền đất
Chung cư 727 Trần Hưng Đạo… từng được mệnh danh là một trong những chung cư “hoang tàn nhất Sài Gòn”
Ông Nguyễn Văn Phú (số 350/17A, đường Hoàng văn Thụ, P4, Q.Tân Bình) cho biết, hiện ở CC số 350 đã có nhiều người di dời đến nơi khác, trong đó còn lại 22 hộ chưa đạt được thoả thuận đền bù nên còn ở lại.
Ông Phú thêm: “Phía nhà tôi đã đạt được thoả thuận đền bù, và cũng đã có biên bản giá cả chỉ chờ ngày nhận tiền. Nhưng đến thời điểm hiện tại tôi vẫn chưa nhận được tiền và bị buộc phải di dời trong khi chưa có tiền để mua nhà khác”.
Bên ngoài chung cư 727
Buộc phải di dời
Ngày 1.6, ông Dương Hồng Thắng, Phó chủ tịch UBND Q.Bình Thạnh cho biết: “Việc di dời 299 hộ dân ở 2 lô chung này đã thực hiện dứt điểm. Hiện đã có nhà đầu tư đăng ký xây mới nhưng thời điểm khởi công chưa được xác định cụ thể vì vẫn đang trong quá trình hoàn tất thủ tục. Khi đã hoàn tất việc xây mới, vẫn có phương án bố trí căn hộ cho những hộ dân trước đây muốn về lại nơi ở cũ nhưng mức giá căn hộ xây mới theo quy định chung của thành phố”.
Cũng trong ngày 1.6, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã giao Giám đốc Sở xây dựng khẩn trương nghiên cứu, xây dựng cơ chế đặc thù cho chương trình đầu tư xây dựng lại chung cư cũ, hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn TP; đề xuất tiêu chí, thủ tục đấu thầu hoặc chỉ định thầu, thủ tục rút ngắn thời gian lựa chọn nhà đầu tư, chỉ định nhà đầu tư với yêu cầu thủ tục đơn giản, nhanh chóng nhất trên nguyên tắc tuân thủ quy định pháp luật, đồng thời đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính mạng, tài sản người dân.
Chung cư số 350, đường Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình cũng là một trong những nơi thuộc diện di dời
Tình trạng nứt nẻ tại đây cũng xuất hiện nhưng ít hơn chung cư 727
Hiện tại nơi đây còn 22 hộ chưa di dời vì chưa đạt được thoả thuận thoả đáng với chủ đầu tư
Đa phần những hộ dân tại đây đều ủng hộ việc di dời đến nơi khác nhưng vẫn còn vướng mắc về tiền đền bù
Bên ngoài chung cư số 350, đường Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình
23 lô chung cư Thanh Đa (P.27) được xây dựng từ trước năm 1975 cũng lâm vào tình trạng xuống cấp nặng nề
Điển hình nhất là lô IV, lô VI chung cư Thanh Đa đang bị nghiêng lún hơn 1 m, có thể sập đổ bất kỳ lúc nào
Một số căn đã được đập bỏ cửa chính và cửa sổ
Khi Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng làm việc với Quận ủy, UBND Q.1, Q.5, một trong những nội dung được tập trung đề cập, đó là vấn đề cải tạo chung cư cũ nát, nguy cơ sụp đổ ở trên địa bàn: "Chúng ta chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, nó đổ sập xuống mới lo cuống cuồng làm. Cái kiểu cơ chế bây giờ như vậy, ví dụ cầu Ghềnh hơn trăm tuổi biết bao hội thảo, báo cáo bàn tính việc xây mới nhưng không được, cuối cùng ông lái xà lan quyết một cái là có cầu mới" - ông Thăng nói.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai gặp không ít khó khăn, vướng mắc về chính sách đền bù, cơ chế đặc thù để khuyến khích đầu tư nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, chủ đầu tư. Mấu chốt vấn đề là cơ chế và chính sách nào để người dân chấp nhận di dời nhanh, không “cố thủ” trong chung cư sắp sập, nhà đầu tư làm có lời…
Bình luận (0)