Cảnh báo ngộ độc thức ăn tại trường học

17/06/2020 16:39 GMT+7

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận 4 bệnh nhi 2-3 tuổi nhập viện do nôn nhiều, tiêu chảy, được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, theo dõi ngộ độc thức ăn.

Kiểm soát nguồn nguyên liệu và quá trình chế biến đảm bảo ATTP suất ăn trong trường học

Kiểm soát nguồn nguyên liệu và quá trình chế biến đảm bảo ATTP suất ăn trong trường học

Nam Sơn

Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, từ 17 giờ đến 20 giờ 30, ngày 11.6 vừa qua, Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang liên tiếp tiếp nhận 4 bệnh nhi độ tuổi 2-3 tuổi, nhập viện trong tình trạng mệt nhiều, nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nước nhiều lần... được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa/ theo dõi ngộ độc thức ăn.
Gia đình các bé cho biết các bé xuất hiện các triệu chứng trên sau khi ăn bữa chiều ở trường học.
Ngay khi các bệnh nhi nhập viện đã được thăm khám, điều trị tích cực, bù dịch, bù điện giải… theo dõi sát toàn bộ tình trạng tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.
Bác sĩ điều trị của khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, khuyến cáo: Các bữa ăn của trẻ nhỏ cần được chú trọng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Nguyên liệu chế biến thức ăn cần tươi mới, được nấu chín. Thức ăn chín không để lâu, được bảo quản hợp vệ sinh, tránh ôi thiu gây ngộ độc.
“Cùng với đó, các nhà trường cần trang bị đầy đủ xà phòng, dung dịch rửa tay cho học sinh và hướng dẫn các em rửa tay đúng cách, rửa tay trước và sau khi ăn để đảm bảo vệ sinh, tránh các bệnh đường tiêu hóa”, các bác sĩ lưu ý thêm.
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu: mệt nhiều, nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, xử trí kịp thời.

Lãnh đạo nhà trường chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP

Cung cấp suất ăn an toàn trong trường học, phòng ngộ độc tập thể

Cung cấp suất ăn an toàn trong trường học, phòng ngộ độc tập thể

Nam Sơn

Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, cho hay, Thanh tra của Cục phối hợp các Chi Cục ATTP, Sở giáo dục đã có các đợt kiểm tra về ATVSTP bếp ăn trong trường học, việc cung cấp suất ăn bán trú.
Theo phản ánh từ lãnh đạo một số nhà trường: “Bữa ăn trong trường học có nhiều loại thực phẩm giao hàng ngày, khâu giao - nhận nếu không chặt chẽ thì rất có thể có rau, thịt không chuẩn được “tuồn” vào. Đại diện các trường cho biết, để đảm bảo vệ sinh ATTP bếp ăn trường học, khâu nhận thực phẩm hàng ngày rất chú trọng. Nhà trường mời phụ huynh tham gia kiểm tra thực phẩm hàng ngày. Cùng với thực đơn đã gửi thì phụ huynh đều có thể đến kiểm tra thực phẩm thường xuyên cũng như đột xuất.
TS. Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Quản lý ngộ độc thực phẩm, Cục ATTP: “để đảm bảo ATTP các suất ăn cho trẻ mầm non, học sính bán trú các cấp học, nhà trường phải thường xuyên tuyên truyền về kiến thức ATTP cho nhân viên nhà bếp. Hàng năm đều ký cam kết về đảm bảo ATTP với các công ty cung cấp”.
Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng, phụ huynh và nhà trường nếu có thể kiểm soát chặt chẽ giá cả và chất lượng trong nhà trường. Các trường cũng chỉ thực hiện được khi trường tổ chức bếp ăn, còn các trường thuê khoán và nhà cung cấp chia sẵn suất ăn từ bên ngoài thì rất khó kiểm soát.
Cục ATTP cho biết, hiện đã triển khai đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh các vi phạm về ATTP. Phụ huynh có thông tin thực phẩm bẩn hãy gọi cho chúng tôi. Cục sẽ thanh tra đột xuất ngay và có thể sẽ đến trực tiếp tại trường để kiểm tra.
Để đảm bảo ATTP trong trường học, các nhà trường trong việc mua nguyên liệu thực phẩm khi có hồ sơ, hợp đồng đầy đủ, nhân viên bếp được tập huấn thường xuyên... Nhà trường cần lưu ý về nguồn nước chế biến, nấu ăn phải đảm bảo tiêu chuẩn. Đặc biệt, mùa hè, cần lưu ý các tiêu chuẩn về vi sinh vì rất dễ bị ô nhiễm, gây bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc tập thể.
Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện, đảm bảo ATVSTP các suất ăn cho học sinh tại trường.
PGS TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.