Chi 9,7 tỉ đồng để xử lý lục bình

29/04/2017 10:02 GMT+7

Trước vấn nạn lục bình thường thường xuyên xuất hiện dày đặc trên sông Vàm Cỏ Đông khiến cuộc sống người dân đảo lộn, UBND tỉnh Tây Ninh đã chi 9,7 tỉ đồng trong giai đoạn 5 năm để xử lý lục bình với mục tiêu ổn định cuộc người dân.

Ghi nhận của PV Thanh Niên những ngày qua tại bến đò Cây Ổi, đơn vị trục vớt lục bình đang hối hả vớt lục bình lên bờ. Từng mảng lục bình được máy cạp trục vớt lên xà lan để đưa đến các bãi tập kết để xử lý. 

tin liên quan

Sông Hương bớt thơ mộng do bèo lục bình dày đặc
UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa phải tổ chức họp các ban ngành để tìm giải pháp xử lý, giải tỏa bèo lục bình (bèo Tây) đang vây bùa sông Hương, đe dọa dòng chảy, tác động xấu đến môi trường nước và sản xuất nông nghiệp.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trịnh Văn Lo, Phó giám đốc Sở GTVT Tây Ninh cho biết đơn vị này đang giám sát việc triển khai dự án diệt lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông sau khi giao cho Công ty Huỳnh Vương đảm nhận với tổng kinh phí 9,7 tỉ đồng trong thời hạn 5 năm.
Theo kế hoạch, Công ty Huỳnh Vương sẽ đảm bảo thông tuyến gần 105 km sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua tỉnh Tây Ninh từ chốt biên phòng 839 (H.Tân Biên) kéo dài đến phạm vi xã Phước Chỉ, H.Trảng Bàng.
Theo ông Lo, trước mắt, công ty đã bố trí phương tiện trục vớt như sà lan, xáng cạp trục vớt toàn bộ lục bình ùn ứ về bãi kết tại 4 “điểm đen” là những đoạn cong, đoạn cua chữ V, chữ S trên sông như bến đò Cây Ổi (H.Châu Thành), cầu Rạch Rễ (H.Hòa Thành), H.Gò Dầu và Trảng Bàng… Đây là những nơi có mật độ lục bình dày đặc làm tắc nghẽn giao thông đường thủy.
Cũng theo ông Lo, để xử lý triệt để lục bình, Sở GTVT đã đề nghị các địa phương nơi có sông Vàm Cỏ Đông đi qua tiến hành đẩy đuổi lục bình từ các nhánh rạch ra để xử lý được đồng bộ.
Ông Huỳnh Vương Trung, Giám đốc Công ty Huỳnh Vương cho biết: “Đến đầu mùa khô, lúc lục bình vừa có dấu hiệu xuất hiện trở lại sau mùa lũ, công ty sẽ tiến hành trục vớt ngay để lục bình không kịp phát triển, có như vậy mới hạn chế được lục bình sinh sôi dày đặc nhanh chóng sau đó”.
Lục bình ken kín mặt sông từ lâu trở thành vấn nạn của người dân sống dựa vào sông nước Vàm Cỏ Đông. Tại bến đò Cây Ổi, PV Thanh Niên chứng kiến cảnh lục bình dày đặc khiến từng chuyến đò luôn khó nhọc “bò” qua sông. Vượt qua được khối lục bình khổng lồ ken đặc mặt sông, tài công Nguyễn Văn Oanh than thở: “Lục bình nhiều đến mức khiến những chuyến đò qua sông vô cùng khó khăn. Đó là chưa kể chi phí nhiên liệu phải tốn gần như gấp đôi”. Theo ông Oanh, nếu sông vắng lục bình chỉ cần 5 lít dầu/ngày nhưng khi có lục bình thì mỗi chuyến đò phải tiêu tốn tới gần 10 lít.
Trong khi đó, tại khu vực cầu Bến Sỏi (thuộc xã Thành Long, H.Châu Thành), những ngày này, lục bình dày đặc khiến người dân bất lực khi lưu thông. Ông Nguyễn Thành Nam (49 tuổi, ngụ xã Thành Long) cho hay cứ đến mùa khô, lục bình các nơi đổ về dồn dập. Ngoài ra con sông còn bị những trận xả thải, ô nhiễm của DN khiến lục bình càng tươi tốt lạ thường.
“Người dân chúng tôi quá quen với cảnh hằng ngày lục bình bao vây thậm chí “nhốt” ghe giữa mặt sông đến nửa người trời”, ông Nam nói. Cũng theo ông Nam, trong những ngày có mặt của lục bình, toàn bộ mặt sông Vàm Cỏ Đông bị phủ một màu xanh cũng là lúc nhiều hộ dân phơi ghe, phơi lưới vì không thể di chuyển được trên sông.
Đề nghị T.Ư hỗ trợ một phần kinh phí
Nói về khó khăn hiện nay, Phó giám đốc Sở GTVT Tây Ninh Trịnh Văn Lo, cho biết hiện sông Vàm Cỏ Đông do Bộ GTVT quản lý nhưng vấn đề xử lý lục bình lại giao toàn bộ cho địa phương. “Việc xử lý lục bình, không chỉ trách nhiệm của địa phương mà cần có trách nhiệm của T.Ư. Cụ thể là việ T.Ư cần hỗ trợ một phần kinh phí để địa phương có điều kiện xử lý đồng bộ lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông thì mới mong đạt kết quả bền vững.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.