Mối quan hệ bền chặt đó là cơ sở cho ra đời hàng tỉ ly sữa chuẩn chất lượng châu Âu, trong đó có Việt Nam.
Cô Gái Hà Lan - thương hiệu sữa của nông dân, do nông dân
Lịch sử Tập đoàn FrieslandCampina bắt đầu từ năm 1871, khi những người nông dân liên kết với nhau thành một cộng đồng phát triển bền vững, cho ra những sản phẩm sữa chất lượng tốt nhất. Qua hơn 145 năm, cộng đồng “đại gia đình nông dân” này ngày càng phát triển mạnh mẽ, với gần 20.000 gia đình nông dân khắp Hà Lan, Đức và Bỉ, cung cấp gần 30.000 tấn sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày. Đến nay, FrieslandCampina đang là một trong những công ty sản xuất bơ sữa lớn nhất trên thế giới.
“Thật tuyệt vời khi người sở hữu doanh nghiệp chính là nông dân. Nhờ vậy chúng tôi đảm bảo được chất lượng từ cỏ cho bò ăn, chất lượng sữa tươi nguyên liệu cho đến sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng”, bà Ingrid Mol - Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển của FrieslandCampina cho biết.
Khi đến Việt Nam, thay vì xây dựng trang trại lớn như cách nhiều hãng sữa khác đang làm, Tập đoàn FrieslandCampina tiếp tục lan tỏa mô hình “Đại gia đình nông dân”. Doanh nghiệp này thực hiện chương trình Phát triển ngành sữa (DDP) từ năm 1996 tại các quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam, với mục đích đầu tư vào nông dân, song hành và cung cấp cho họ những kiến thức chăn nuôi theo tiêu chuẩn Hà Lan.
Sau hơn 2 thập kỷ, hơn 4.000 người nông dân Việt đã tìm được sinh kế ổn định hơn. Song song đó, Cô Gái Hà Lan tìm được nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu dồi dào và đạt chuẩn.
|
DDP - chương trình phát triển ngành sữa chuẩn Hà Lan vì người nông dân
DDP là cầu nối nông dân Việt Nam với những “bậc thầy” ngành sữa Hà Lan - những người nông dân bản địa và cán bộ thú y - để nâng cao năng lực chăn nuôi.
Anh Châu Chí Phương - một hộ chăn nuôi bò liên kết với Cô Gái Hà Lan tại Củ Chi - đã nuôi bò bán sữa từ 10 năm trước, nhưng việc thu mua thời đó khá thô sơ, không theo quy chuẩn về kháng sinh hay tỷ lệ tạp trùng. Đến khi hợp tác với Cô Gái Hà Lan, anh mới được trải nghiệm quy trình thu gom khoa học theo chuẩn Hà Lan. Dù phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng khắt khe từ tập đoàn nhưng nhờ những kỹ năng được tập huấn, anh vẫn tiếp tục theo đuổi nghề đến nay.
“Hồi bắt đầu nuôi, giá bò giống tới 40-50 triệu đồng/con nhưng có khi không cho sữa lại bệnh tật rất nhiều. Từng có hộ suýt trắng tay vì không biết chăm. Giờ những hộ hợp tác với hãng ở Củ Chi đều có kiến thức tuyệt vời nhờ được tập huấn rồi. Riêng tôi, sau khi tham gia tập huấn với nông dân Hà Lan đã có thể nhận biết con bò nào bị bệnh, con nào đến kỳ sinh sản để có kế hoạch phù hợp”, anh cho biết.
|
Nhận thấy giá cám tăng cao gây khó khăn cho người nuôi bò, Cô Gái Hà Lan đã đứng ra kết nối nông dân với nhà máy, giúp họ mua được cám giá thấp hơn thị trường khoảng 7%. Vì vậy nơi đây cũng là điểm tập kết cám để nông dân mua và trả bằng tiền bán sữa.
|
Cái bắt tay cùng nông dân Củ Chi, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Tây Ninh… đã giúp Cô Gái Hà Lan duy trì nguồn sữa chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu ngay tại Việt Nam, đồng thời mang lại sinh kế bền vững cho người nông dân.
“Chúng tôi tin tưởng vào hiệu quả của DDP tại Việt Nam, giống như đang làm tại Nigeria, Pakistan hay nhiều thị trường khác. Chúng tôi tin đó là cách tốt hơn để giúp kinh tế địa phương phát triển”, ông Roel van Neerbos khẳng định.
Hiểu sâu xa hơn, DDP đã trở thành chương trình “vì nông dân” khi không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp về kinh tế cho người nông dân, mà còn là bảo chứng của một nguồn sữa tươi đạt chuẩn Hà Lan, thơm ngon và đồng nhất cho toàn thể người tiêu dùng toàn cầu.
Bình luận (0)