‘Công nghệ hóa’ ẩm thực đường phố: Để những món ngon không bị thất truyền

30/12/2020 11:00 GMT+7

Bản đồ ẩm thực đường phố Việt Nam không thiếu những cái tên làm mưa làm gió một thời rồi bỗng nhiên biến mất, do phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố ngoại cảnh.

Vậy đâu là giải pháp để giúp những quán ăn mang đậm hồn Việt này có thể đứng vững qua thời gian?

Gánh hàng rong - phận long đong

Ẩm thực đường phố đã trở thành một trong những điểm thu hút đặc biệt của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế và cả những tín đồ ẩm thực trong nước. Đến với những quán ăn, cửa hàng nhỏ ven đường hay nằm sâu trong các con hẻm nhỏ, bạn sẽ được nếm thử các món ngon bên những bộ bàn ghế nhựa, vừa ăn vừa ngắm nhìn dòng người qua lại trên đường hoặc cuộc sống của người dân trong ngõ hẹp. Điều này tạo ra sự gần gũi vô cùng bình dị. Nơi đây cũng là cái nôi cho ra đời biết bao món ăn vặt gây chao đảo các tín đồ ẩm thực.
Được ưa chuộng là thế nhưng thực tế không ít quán ăn đường phố phải đối mặt với khó khăn vì thiếu vốn, ít khách, đặc biệt là ảnh hưởng từ dịch bệnh do Covid-19 như năm 2020. Anh Trọng Bảo, chủ một quán hủ tiếu nhỏ, ngậm ngùi khi nhắc đến “cần câu cơm” của cả gia đình ở góc nhỏ trên đường Huỳnh Văn Bánh, TP.HCM: “Hai vợ chồng tôi vào Sài Gòn lập nghiệp hơn chục năm nay nhờ vào xe hủ tiếu dạo này. Mãi tới đầu năm nay mới tích cóp đủ tiền để thuê chỗ ổn định đứng bán. Khổ nỗi vị trí mới, khách ở đây chưa biết mình nhiều nên cũng vắng. Hôm nào tôi cũng ráng mở đến 1-2h khuya, bán được thêm tô nào mừng tô đó”.
Bên cạnh khó khăn về tiền vốn và nguồn khách, nhiều quán ăn vỉa hè còn nằm ở vị trí không cố định khiến thực khách cũng gặp khó khăn khi ghé quán (ảnh cắt từ clip)

Bên cạnh khó khăn về tiền vốn và nguồn khách, nhiều quán ăn vỉa hè còn nằm ở vị trí không cố định khiến thực khách cũng gặp khó khăn khi ghé quán (ảnh cắt từ clip)

Hay như chị Vân - chủ quán mì xào trên đường Lê Văn Sỹ (quận Phú Nhuận, TP.HCM) - không khỏi lo âu mỗi khi trái gió trở trời: “Đứng bán thế này sợ nhất là đến mùa mưa gió. Dăm ba bữa lại mưa lớn một trận là cả quán ướt nhẹp hết, khách không thể nào mà ngồi được”.

Và “cứu tinh” từ ứng dụng giao nhận món ăn trực tuyến

Khó khăn chồng chất gian nan, thêm dịch Covid-19 hoành hành cả năm nay khiến các quán ăn đường phố càng thêm lao đao khi mất đi nguồn thu duy nhất từ khách vãng lai. Giữa tình cảnh đó, ứng dụng Gojek đã kết hợp cùng chương trình CafeTek của HTV9 thực hiện chiến dịch “Để không ai bị bỏ lại phía sau” - giúp đỡ những hàng quán nhỏ lẻ, khó khăn đăng ký gian hàng online trên dịch vụ giao nhận đồ ăn trực tuyến GoFood.
Từ ngày chuyển lên online, chị Vân - chủ quán mì xào trên đường Lê Văn Sỹ (quận Phú Nhuận, TP.HCM) đã không còn nặng gánh nỗi lo bán buôn chênh vênh trên vỉa hè mỗi ngày. Nhắc đến gánh hàng online của mình, chị tươi cười: “Mừng quá rồi! Đó giờ thấy người ta bán nhiều lắm, mà quán mình không có điều kiện để đăng ký. Nhờ có Gojek mà bây giờ cả những hôm mưa gió vẫn có đơn hàng, có khách, không lo bị ế như trước nữa”.
Không chỉ chủ quán vui mừng, các vị thực khách cũng không khỏi mở cờ trong bụng khi có thể ngồi nhà thưởng thức món tủ từ quán quen thông qua ứng dụng (ảnh cắt từ clip)

Không chỉ chủ quán vui mừng, các vị thực khách cũng không khỏi mở cờ trong bụng khi có thể ngồi nhà thưởng thức món tủ từ quán quen thông qua ứng dụng (ảnh cắt từ clip)

Một “khách ruột” của xe hủ tiếu anh Bảo trên đường Huỳnh Văn Bánh, TP.HCM hào hứng ra mặt: “Hủ tiếu là một món ăn dân dã nhưng không hàng nào nấu giống hàng nào. Mình ăn hủ tiếu anh Bảo mấy năm rồi, từ ngày ảnh còn chạy xe quanh quanh khu này. Đợt Covid vừa rồi phải cai hai, ba tháng thôi mà thòm thèm. May thay giờ quán anh lên online rồi, vừa tiện mình đặt, vừa giúp anh bán hàng dễ dàng hơn”. Đáp lại lời tâm tình của vị khách ruột, anh Bảo cười lớn: “Trời mưa gió, em không đi ra đây ăn được thì ghé gian hàng của anh trên GoFood ấy. Cứ “alo” là người ta mang đến tận nhà”.
Có thể thấy, dòng chảy công nghệ cùng sự xuất hiện của các ứng dụng đa nền tảng như Gojek đang giúp những món ăn đường phố quen thuộc thuận tiện "ghé thăm" những tâm hồn ăn uống hơn. Hy vọng, sẽ có thêm thật nhiều những gánh hàng rong nhỏ bé như của anh Bảo, chị Vân được hỗ trợ “số hóa” để có thêm thu nhập và động lực giữ lửa cho tinh hoa ẩm thực đường phố Việt Nam.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.