Cười ra nước mắt với… chuyện tiểu bậy ngoài đường ở Việt Nam

23/03/2016 19:46 GMT+7

Nhiều câu chuyện hóm hỉnh và nỗi khổ về nhà vệ sinh tại TPHCM được độc giả chia sẻ sau khi Thanh Niên đăng bài “ Người Sài Gòn, đi vệ sinh đâu? ”.

Nhiều câu chuyện hóm hỉnh và nỗi khổ về nhà vệ sinh tại TPHCM được độc giả chia sẻ sau khi Thanh Niên đăng bài “Người Sài Gòn, đi vệ sinh đâu?”.

Những người tiểu bậy ngoài bị phạt tiền còn phải dội nước nơi vi phạm - Ảnh: Đình NguyênNhững người tiểu bậy ngoài bị phạt tiền còn phải dội nước nơi vi phạm - Ảnh: Đình Nguyên
Ghé vô đi vệ sinh, quay ra mất xe
“Đi vệ sinh công cộng mà tốn tiền thì đừng gọi là vệ sinh công cộng. Đi xe máy mà ghé vô nhà vệ sinh thì có khi quay ra mất xe. Đi xe hơi thì khi trở ra lại bị phạt lỗi cấm quay đầu xe. Mình đi tiểu ở B.H tốn có 2 ngàn đồng, bước ra bị phạt vi đậu xe bậy 300 ngàn đồng. Tổng chi phí đi tiểu là 302 ngàn. Quá đắt!” – độc giả Hữu Nghĩa than thở.
“Có mấy du khách Tây đang đi bộ ở trung tâm, thấy một anh địa phương đang tè vào gốc cây. Anh Tây ngạc nhiên hỏi: “Họ đang đi vệ sinh không đúng chỗ kìa, sao không bắt phạt đi?”. Anh bạn hồn nhiên: “Kệ họ you ơi, không chết thằng Tây nào đâu!” – bạn Thanh Nguyen góp vui.
Bầu chọn
Theo bạn giải pháp nào chống tiểu bậy ngoài đường?
“Không có chỗ đi vệ sinh mà cấm đái bậy thì khác nào chuyện Trạng Quỳnh” – độc giả Vũ Thái Quỳnh hóm hỉnh.
Nhà vệ sinh có cũng như không
“Trong bãi đậu xe hơi ở sân bay Tân Sơn Nhất có nhà vệ sinh công cộng nhưng các bác tài và người dân vô ý thức đi tiểu lênh láng, gặp hôm trời nắng nóng thì bốc mùi khủng khiếp” – nick Tam Tru phản ánh về ý thức người dân.
“Đầu đường Nguyễn Chí Thanh đến ngã sáu Nguyễn Tri Phương rất nhiều người (đa số là các bác xe ôm) vô tư đứng sát hàng cây giữa hai làn xe qua lại, vạch quần tiểu nhìn rất là phản cảm, mong có biện pháp với các thành phần này để thành phố hòa nhập với các nước láng giềng” - Tư Sài Gòn đề nghị.
“Cái gốc là phải có nhà vệ sinh công cộng mọi nơi như cây xăng, nhà hàng… để mọi người có chỗ sử dụng chứ” – Hoa Huỳnh nêu kiến nghị.
“Đừng ngụy biện. Tôi thấy có rất nhiều người tiểu bậy sau lưng cửa nhà vệ sinh công cộng kìa!” – nick Anh Hai lên tiếng
Ở Hà Nội, ngay góc khu di tích lịch sử Hỏa Lò khai thối kinh khủng khiếp luôn. Thật không hiểu nổi! – bạn đọc T.H.T than trời.
Dùng xe vòi rồng…
“Muốn mạnh tay xử lý "tiểu bậy" thì cần có một giải pháp là phải có nhiều nơi cho người ta ''tiểu không bậy" – Thành Tâm đề xuất.
“Tôi có xem một cái clip ở Ấn Độ, người ta dùng xe vòi rồng xịt thẳng vào những người tè bậy. Thử luôn ở TPHCM đi (sử dụng xe chữa cháy mini trang bị tại các phường)” – Bá Thọ góp ý.
“Bệnh “đái đường" là bệnh rất trầm kha, báo chí đã nói nhiều, nên tôi mạn phép không đề cập đến bệnh này trong nước nữa mà kể hầu quí vị chuyện con nít ở nước ngoài. Cháu tôi ở Canada theo mẹ về VN chơi, cháu chỉ mới 6 tuổi. Nhà tôi đưa cháu đi Vũng Tàu. Vừa đến Vũng Tàu thì cháu muốn tiểu. Bác tài đề nghị dừng xe ven đường cho cháu giải quyết, nhưng cháu từ chối. Một lúc nữa, cháu ôm bụng và nói: "Nghiêm trọng lắm rồi!”. Lúc đó đã đến bãi biển, bác tài đề nghị dừng xe để cháu lội xuống biển “hòa mình với thiên nhiên" nhưng cháu cũng từ chối. Và cháu chịu đựng như vậy khá lâu, cho đến khi tới chỗ tắm nước ngọt , cháu mới chịu đi tiểu. Điều tôi muốn nói ở đây là nếu trẻ em được dạy và có ý thức từ nhỏ thì phạt là biện pháp sau cùng. Còn ta, bây giờ phạt là giải pháp, tuy nhiên tôi nghĩ với ý thức kém của một số người dân thì phạt cũng hợp lý. Chỉ mong nó được thực hiện lâu dài. Không là phong trào” – bạn đọc Hoài Yên chia sẻ câu chuyện.
“Ở Mỹ, tôi thấy rất ít nhà vệ sinh công cộng, nhưng không bao giờ thấy người dân đi tiểu ngoài đường, kể cả người Việt mình và các sắc dân khác cho dù mới đặt chân đến Mỹ, vì bên Mỹ có luật bắt tất cả các nhà hàng, cây xăng, siêu thị phải cho mọi người sử dụng nhà vệ sinh miễn phí dù đó không phải là khách hàng” – Thạc Lê góp thêm ý kiến.
“Tôi đi Hong Kong, Seoul thấy họ làm rất hay. Tất cả nhà hàng, shop, các điểm công cộng đều cho du khách vào sử dụng nhà vệ sinh miễn phí. Mình nên áp dụng cái này” - bạn đọc Ngọc đề xuất.
“Theo tôi, trước mắt nên đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng ở những nơi thường xuyên tập trung đông người và khách du lịch quốc tế thường ghé đến. Hình thức xã hội hoá là hay nhất, chỉ cần sạch sẽ không cần trang thiết bị cao cấp. Vì thiết bị cao cấp dễ mất cắp, mỗi lần xảy ra mất cắp thì nhân viên nhà vệ sinh phải bồi thường mà lương họ đâu có bao nhiêu. Miễn phí cho khách du lịch (có thể hàng tháng kêu gọi công ty du lịch đóng góp tuỳ theo số lượng khách họ nhận)” - bạn Phạm Trung Kiên đề nghị.
Nói về biện pháp chế tài, bạn Hanh Huong cho rằng: “Theo tôi, bắt cầm đứng đó một tiếng, sau đó phạt và dội nước, lau chùi khô ráo mới đi”. Còn Tuan Nguyen thì hóm hĩnh: “Tịch thu công cụ gây án…”.
“Mình là người có văn hóa nè. Nhưng nhiều lúc nín không nổi phải tiểu bậy thôi. Xin vô nhà người ta thì người ta nghĩ là trộm cướp vô nhòm ngó. Nhà vệ sinh công cộng thì không biết chỗ nào” - bạn đọc tên Phong nêu thực tế.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.