Du xuân

31/01/2006 09:09 GMT+7

Mùng 2 Tết nắng ấm nên đường đông. Khác với sáng mùng 1, Hà Nội không có nắng và vắng vẻ đến mức có thể chạy xe máy 80km/giờ, một điều không tưởng trong những ngày thường. Đường đông nhưng không lộn xộn, mọi người đi chơi thực sự nên ít có tiếng còi thúc giục mỗi lúc đèn đỏ chuyển màu xanh. Ai nấy đều mặc đẹp, dáng điệu, cử chỉ trang nhã, khoan thai. Ước gì Hà Nội cứ mãi như những ngày Tết này để thấy cái thanh lịch của dân Hà thành!

Cũng khác với sáng mùng 1 Tết - những con đường ngoại thành đi liên tỉnh xuất phát từ Hà Nội cũng vắng đến mức có thể chạy xe máy cả trăm km/giờ, ngày mùng 2 thì dập dìu người xe. Cả chục cái tết gần đây chưa thấy năm nào thời tiết những ngày giáp Tết và trong Tết đẹp mỹ mãn như năm nay. Có chăng là thiếu một chút mưa bay bay như phủ sương bụi trên tóc người. Cái nắng có thể làm nheo mắt người đi đường nhưng chưa đủ nóng để làm thiu làm chua những chiếc bánh chưng mới luộc ngày cận tết. Chưa đủ nóng để người đi chúc Tết đường xa tự tin chỉ mặc áo mỏng. Thời tiết đẹp như thế mà không đi chơi xa thì thật phí, một trong những nơi có thể từ Hà Nội sáng đi tối về là Hà


Xe bán sứ Hải Dương thứ phẩm
đắt hàng

Tây, tỉnh giáp ranh thủ đô.

Ven đường lác đác đã có người đi bán rau, thậm chí cả thịt. Năm nay, người Hà Tây không ngại ngùng sử dụng thịt và trứng gia cầm, thủy cầm. Ở chợ, những mặt hàng này bán rất chạy. Không chỉ vì năm nay nơi đây là tỉnh không bị “con H5N1” hoành hành mà còn vì nơi đây nổi tiếng là nơi nuôi được gà vịt ngon, như vịt cỏ Vân Đình, gà Mía. Chợ Tết ở Hà Tây rất dân dã như nông thôn Việt Nam, nhất là ở những vùng còn nhiều khó khăn như Ba Trại, một trong 7 xã miền núi khó khăn của tỉnh. Dân còn nghèo nên chọn mua những mặt hàng rẻ. Một chiếc xe 15 chỗ ngồi chở đầy gốm sứ Hải Dương loại sản phẩm bị lỗi đã bán gần hết trong phiên chợ cuối cùng sắm Tết. Bán chạy nhất là những bát tô, bình hoa giá chỉ 2.000 – 5.000 đồng. Chợ miền núi không có những cành đào cảnh loại rẻ giá chừng 20.000 đến 40.000 đồng vẫn được bán ở rất nhiều đường phố Hà Nội, hoa loại rẻ tiền như cúc, violet phần lớn cũng phải chuyển từ những huyện dưới xuôi giáp Hà Nội lên. Dân miền núi chẳng mấy khi mua đào, vì trên này mọi người thường trồng một cây đào trước cửa nhà hoặc không có thì đi xin người quen lấy 1 cành về trang trí bàn thờ. Vì vậy, ai cũng ngỡ ngàng khi năm nay ngay chợ quê mình có những người chặt đào nhà đem bán và lại bán được khá đắt hàng, giá từ 15.000 đến 30.000 đồng/cành, khá cao so với 1 cân chè búp, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vùng này chỉ bán được 40.000 đồng. Lạ nhất là hiện tượng giá bán sản phẩm cây nhà lá vườn leo thang phiên chợ sáng 30 Tết, 1 cân táo ngọt sáng người bán mời mua chỉ có 3.000 đồng, loại chua 3.500 đồng, trưa cũng hàng ấy, táo lại xấu hơn loại nào cũng tăng thêm 2.000 đồng. Các hàng cam, quít, quất cũng vậy.


PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm tại một ruộng đào trồng bằng năng lượng sinh học

Trong chuyến du xuân về Hà Tây, điều thú vị nhất với tôi không phải là được đi như bay trên những con đường quê có những cây xoan có những chùm quả khô đang bắt đầu nảy lộc mới, đi qua những nhà dân bên trong rộn ràng tiếng nói cười, chúc tụng đầu năm mà là được đến những thửa ruộng lạ lẫm. Đó là những ruộng đào ruộng rau, ruộng cam, quít, bưởi, những chuồng trại quy mô nhỏ nuôi ngan, gà, vịt, heo... đang được thử nghiệm nuôi trồng bằng phương pháp truyền năng lượng sinh học do PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm – Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện. Bà cho biết bà đã hướng dẫn được một số nông dân ở những khu vực thí điểm trồng cây và chăn nuôi tự thực hiện bằng phương pháp truyền năng lượng sinh học không cần sử dụng phân, thuốc hóa học, thuốc tăng trọng... Khi sử dụng phương pháp này, bà mời những nông dân có ruộng và vật nuôi cùng tham gia đối chiếu với phương pháp trồng trọt, chăn nuôi thông thường. Vì không tốn tiền đầu tư phân, thuốc hóa học, thuốc tăng trọng nên lãi suất cao hơn phương pháp thông thường, một số gia đình nông dân cùng trồng cam, bưởi nổi tiếng Canh – Diễn (nay có địa phận thuộc Hà Nội, có địa phận thuộc Hà Tây giáp Hà Nội) đã thu hoạch được một cái Tết khá to. Đây là phương pháp nuôi, trồng đã được giới thiệu và triển lãm sản phẩm tại Chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam tại Nghệ An và TP Hồ Chí Minh năm 2005 vừa qua. PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm cho biết bà sẽ tiếp tục hướng dẫn thêm nhiều nông dân nuôi trồng bằng phương pháp truyền năng lượng sinh học trong năm 2006 hơn nữa nhằm giúp nông dân đầu tư ít nhưng thu hoạch cao.


Tết ăn táo sẽ rất "vào"

Kiều Hương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.