Đưa người thân nhập viện muốn cấp cứu, phải đóng tiền trước?

22/08/2016 09:32 GMT+7

Nhiều bạn đọc Báo Thanh Niên thắc mắc qua Đường dây nóng : đưa người nhà vào bệnh viện cấp cứu là bị kêu đi đóng tiền trước. Nếu lỡ do vội mà quên mang tiền hoặc nhà nghèo không có đủ tiền thì người thân có được cấp cứu hay không?

Đó là khẳng định của TS - BS chuyên khoa 2 Lê Thanh Chiến, Giám đốc Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP.HCM).
Bác sĩ Chiến cho biết, đã có nhiều trường hợp bệnh nhân được đưa vô Bệnh viện Trưng Vương cấp cứu trong tình trạng không có giấy tờ tùy thân, không xác định được nhân thân nhưng vẫn được các bác sĩ, cán bộ y tế xử lý, cấp cứu kịp thời, vô điều kiện.
Nhiều bạn đọc Báo Thanh Niên thắc mắc qua Đường dây nóng: đưa người nhà vào bệnh viện cấp cứu là bị kêu đi đóng tiền trước. Nếu lỡ do vội mà quên mang tiền hoặc nhà nghèo không có đủ tiền thì người thân có được cấp cứu hay không? 
“Với những trường hợp cấp cứu thì không đòi hỏi phải có BHYT hay phải làm thủ tục, đóng viện phí trước rồi mới được cấp cứu. Cấp cứu kịp thời cho người bệnh được đặt lên hàng đầu. Đây là quy định của pháp luật, Bộ Y tế cũng như y đức”, Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), nói.
Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, tại Chương IV, Mục 4, Điều 53 quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.

Với những trường hợp cấp cứu thì không đòi hỏi phải có BHYT hay phải làm thủ tục, đóng viện phí trước rồi mới được cấp cứu. Cấp cứu kịp thời cho người bệnh được đặt lên hàng đầu. Đây là quy định của pháp luật, Bộ Y tế cũng như y đức”

BS CK2 Nguyễn Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy

Cụ thể, với trường hợp cấp cứu, tại Điều 54, Chương V của Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Các hình thức cấp cứu bao gồm: Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khi việc cấp cứu vượt quá khả năng chuyên môn thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 56 của Luật này; mời cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đến hỗ trợ cấp cứu; chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.
Theo đó, Bộ Y tế cũng ban hành Quyết định về Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc. Quy chế quy định rõ: Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc là nhiệm vụ hết sức quan trọng, các đơn vị cấp cứu 115, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc kịp thời trong mọi trường hợp.
“Tất cả các trường hợp cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc các cán bộ y tế phải khẩn trương thực hiện nhiệm vụ theo mức độ ưu tiên, không được gây khó khăn về thủ tục hành chính, không được đùn đẩy người bệnh, người bị nạn”, Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc, Bộ Y tế quy định rõ.
Quy định của Bộ Y tế cũng yêu cầu công tác cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ.
“Tùy tình trạng của bệnh nhân vào cấp cứu mà bệnh viện, cán bộ y tế sẽ có hướng xử lý. Với cấp cứu thì mức độ ưu tiên phụ thuộc vào tình trạng nhập viện của bệnh nhân. Ở khoa Cấp cứu, hầu như các y bác sĩ, cán bộ y tế phải luôn tay, làm việc liên tục 24/24. Với nhiều bệnh nhân được đưa vào cùng lúc, liên tục, các bác sĩ, cán bộ y tế phải sàng lọc bệnh nhân và tất nhiên xếp theo mức độ ưu tiên, không thể ai cũng đều được làm trước, làm sớm được. Có thể bệnh nhân vô trước phải chờ bệnh nhân vô sau vì người vô sau lại bị nặng hơn, nguy hiểm hơn”, một bác sĩ Khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.
Bác sĩ Việt khẳng định, tại các bệnh viện, cơ sở y tế, cũng như quy định của ngành y tế, hoàn toàn không có quy định nào đòi hỏi bệnh nhân phải làm thủ tục giấy tờ, trình BHYT hay đóng viện phí xong mới được cấp cứu.
Đồng thời, bệnh viện phải áp dụng các biện pháp cấp cứu, điều trị, các chỉ định xét nghiệm cần thiết theo yêu cầu chuyên môn để cấp cứu cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc “tay trắng” vào cấp cứu là việc chẳng đặng đừng, bất khả kháng của bệnh nhân, chứ tốt nhất, đưa bệnh nhân đi cấp cứu cần có thân nhân đi cùng để chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân, làm các thủ tục cần thiết và cung cấp cho bác sĩ thông tin cần thiết để cấp cứu, chẩn đoán, điều trị tốt nhất.
Cứu sống bệnh nhân trước, chi phí tính sau
“Cứu sống bệnh nhân trước, chi phí tính sau”. Đó là tin nhắn của PGS – TS – BS Trần Minh Trường, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), nhắn cho bác sĩ trưởng khoa trong một ca bệnh hiểm nghèo phải có phương án điều trị cấp cứu sớm, với chi phí tốn kém. Gia đình bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Bệnh nhân đã được cứu chữa thành công.
Mặt khác, chi phí khá lớn trong việc điều trị cho bệnh nhân cũng được Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, vận động nhà hảo tâm tài trợ.
Hay tại Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, vừa qua, các bác sĩ đã vừa liên hệ tìm thân nhân, vừa phẫu thuật cấp cứu xuyên đêm cho một bệnh nhân người Nhật nhập viện không có thân nhân, bất chấp các thủ tục thường quy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.