Đừng đẩy con vào 'trầm cảm' vì yêu không đúng cách

18/06/2016 20:03 GMT+7

Hàng ngày, trên các trang tin bạn thỉnh thoảng bắt gặp tin trẻ em tự tử vì trầm cảm, viết thư hoặc nhật ký tuyệt mệnh do một áp lực nào đó… bạn có nghĩ rằng vì thương con không đúng cách đã hại con ?

Nếu bạn có lỡ vì “thương con quá đà” mà tạo áp lực lên con thì cần nhận biết sớm các dấu hiệu để can thiệp kịp thời.
Trầm cảm vì bố mẹ kỳ vọng
Tôi từng chứng kiến cảnh một bé trai mập mạp, cao gần bằng mẹ nhưng đến trước lớp học đàn cứ để mẹ kéo lê vào lớp, miệng thì cứ liên tục la lớn: “Con không làm được!”. Nhìn cảnh mẹ con dằng co mà cám cảnh, con càng chống cự thì mẹ càng toát mồ hôi vì thằng bé lớn xác, kéo không lại.

tin liên quan

Không nên ép con chọn ngành học
Hầu như buổi tư vấn nào, những người tổ chức chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên luôn nhận được những câu hỏi như: Có nên chọn ngành học theo bố mẹ? Ôn thi thế nào để đạt được điểm cao? Nếu không đậu ĐH thì phải làm gì?...
Chị kể, bố là nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng nên muốn con theo nghiệp. Không như những đứa trẻ khác, khi đặt cạnh phím đàn bé sẽ bấm theo thích thú dù chưa hiểu gì nhưng con chị gạt ra. Từ ba tuổi, bố bắt đầu cho con làm quen, nhưng bố càng cố thì con càng phản ứng mạnh. Sau giờ học ở trường thì mỗi tối hai cha con như đánh vật với việc học đàn.
Đừng ép con phải học những môn trẻ không thích
Mấy năm nay, chị đưa con đến nhạc viện, mong rằng có cô giáo và các bạn, con sẽ nổ lực học để cạnh tranh. Thực ra, em chỉ thích môn boxing. Cứ rảnh là mở chương trình boxing xem say sưa. Từ hình đại diện FB cho tới phòng ngủ đều dán hình các võ sĩ boxing cuồn cuộn cơ bắp. Tuy nhiên, thời gian gần đây em không đến lớp. Cô giáo nói con chị có dấu hiệu trầm cảm nhưng chị không tin.
Trẻ nhỏ rất dễ tổn thương
Th.s BS Nguyễn Minh Mẫn, Phòng khám Tâm lý, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), cho biết: khủng hoảng tâm lý (trầm cảm) không phải là bệnh, mà chỉ là một trạng thái tâm lý có khởi đầu (từ một sự kiện gây ra), diễn biến và kết thúc.
Đối với trẻ em, mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng tâm lý sẽ càng nặng nề, nghiêm trọng, có thể mở ra một khởi đầu “ảm đạm” cho cuộc đời của đứa trẻ đó. Bởi vì trẻ em là đối tượng dễ tổn thương, thiếu khả năng thích ứng với thử thách, trải nghiệm sống chưa nhiều, kỹ năng sống chuẩn bị chưa tốt.
Những sự kiện gây khủng hoảng tâm lý đối với trẻ có thể là: tác động trực tiếp lên cơ thể trẻ (trẻ bị bạo hành, lạm dụng tình dục, sau tai nạn nghiêm trọng,…); trẻ chứng kiến sự kiện khủng khiếp (người thân qua đời, chứng kiến bạn bè tự tử…)
Cuộc sống tất bật, có nhiều cha mẹ thiếu quan tâm trẻ đúng mức, hoặc có khi không nhận ra những biểu hiện của khủng hoảng tâm lý, nên xử trí và can thiệp chưa thích hợp.
Con bạn có những dấu hiệu này không?
Trẻ nhỏ có thể gặp ác mộng, ngủ mớ, rụt rè, nhút nhát, sợ người lạ, hoảng sợ khi gặp đối tượng gây bạo hành cho trẻ, nhất là khi nguyên nhân gây khủng hoảng tái lập. Trẻ lớn có thể bị rối loạn cảm xúc như sợ hãi, tách rời, kích động, dễ giận dữ, lo âu, hoảng loạn, mất hứng thú trong học tập...
Luôn bên trẻ để giúp trẻ sớm hòa nhập cộng đồng
Nếu được phát hiện và xử trí thích hợp sẽ giúp trẻ sớm cải thiện tình trạng tâm lý bất ổn, vượt qua khủng hoảng, hòa nhập cộng đồng.
Ngược lại, nếu trẻ không được trợ giúp tích cực, ký ức khủng hoảng từ tiềm thức cứ “bơm” vào nhận thức của trẻ, đẩy trẻ rơi vào trạng thái tổn thương tâm lý có thể nặng nề.
Khi nhận biết con có dấu hiệu trên, người lớn cần đưa trẻ tách hẳn khỏi tình huống, sự kiện gây khủng hoảng càng sớm càng tốt. Ở những trẻ lớn, cha mẹ cần để ý trẻ để tránh lạm dụng rượu, ma túy. Thầy cô cần tránh “nhắc lại mãi”, vô tình “làm mới” ký ức đau buồn của trẻ.
Trên hết, người lớn cần luôn ở bên trẻ, cùng trẻ đi du lịch để xây dựng niềm tin mới tích cực cho trẻ.
Trẻ em phương Tây không trầm cảm vì áp lực học hành?
Báo cáo năm 2013 của Viện nghiên cứu về sức khoẻ và y khoa của Anh cho thấy có khoảng 80,000 trẻ em bị chứng trầm cảm, trong đó có 8000 trẻ dưới 10 tuổi. Điều ít ai nghĩ đến là trẻ 5 tuổi cũng đã vướng vào chứng lo âu và trầm cảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu không khác nhiều so với trẻ Việt Nam, trẻ Anh bị trầm cảm do những áp lực, sự buồn phiền từ việc học hành, gia đình tan vỡ, mất mát người thân, bị bắt nạt... trong đó bắt nạt trên mạng xã hội là phổ biến. Tuy nhiên, nguyên nhân do áp lực học hành hoặc kỳ vọng của gia đình có lẽ ít hơn trẻ Việt Nam?
Với trẻ em, việc phát hiện trầm cảm có chút khó khăn hơn, đòi hỏi sự tinh tế quan sát từ người thân. Dấu hiệu chung vẫn là thái độ buồn bã, khó chịu, các hoạt động học hành, vui chơi đều bị suy giảm… Ví dụ, một người thân vừa qua đời, cả gia đình đều buồn, nếu trẻ buồn phiền rất lâu thì đó là một dấu hiệu trẻ bị trầm cảm. Tuy nhiên, cha mẹ chưa nên vội kết luận. Hãy nói chuyện với trẻ để tìm hiểu, nếu còn lúng túng thì đưa con đến bác sĩ tâm lý.
Nguyễn Thị Thu Huyền
(giảng viên Khoa học Giáo dục ĐHSP TPHCM)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.