Góc nhìn khoa học và sự chủ quan của bố mẹ về thuỷ đậu

12/07/2019 16:48 GMT+7

“Để con được chích” ra mắt giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về vắc xin và các căn bệnh tưởng chừng đã kiểm soát được nhưng vẫn tạo nên những trận dịch “thường niên”, để trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng.

Đồng hành cùng tác giả Uyên Bùi, bác sĩ chuyên ngành kiểm định vắc xin, TS. BS. Hoàng Hồng chia sẻ:

…tôi quyết định nhận lời hiệu đính và góp ý về mặt khoa học cho bản thảo cuốn sách Để con được chích của nhóm tác giả Uyên Bùi, Minh Lê và Vân Hương với hy vọng đóng góp nhỏ bé của mình có thể giúp phụ huynh có cái nhìn khách quan, đúng hơn về vắc xin.

TS. BS. Hoàng Hồng

Thủy đậu ẩn chứa nhiều hiểm họa chứ không đơn giản chỉ là những mụn nước có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Thủy đậu ẩn chứa nhiều hiểm họa chứ không đơn giản chỉ là những mụn nước có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Shutterstock

Tái định nghĩa về căn bệnh “tưởng” lành tính

Thuỷ đậu còn được biết đến với tên gọi dân gian là bệnh “trái rạ”. Từ khi xuất hiện, thuỷ đậu đã bị hiểu nhầm là căn bệnh lành tính tự đến, tự đi, ai cũng phải mắc một lần trong đời. Khi y học phát triển, thuỷ đậu được tái định nghĩa là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra và không hề tự phát như mọi người vẫn nghĩ. Bệnh lây sang người lành qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, gián tiếp qua những vật dụng có dính virus ngay từ giai đoạn 7 – 10 ngày ủ bệnh, cơ thể chưa nổi mụn nước.
Quá trình lây nhiễm âm thầm, khó đề phòng cùng sự chủ quan của các bậc phụ huynh về thuỷ đậu đã khiến căn bệnh này mỗi năm đều bùng phát thành dịch với con số lên đến hàng chục ngàn ca mặc dù hiện nay đã có vắc xin ngừa thủy đậu. Trong “Để con được chích”, Uyên Bùi cùng Th.BS Vân Hương -Y học Dự phòng và BS. Minh Lê - chuyên ngành siêu âm, người đã sáng lập nhipcauykhoa.net. Họ đã khiến nhiều người giật mình khi dẫn ra những con số ghi nhận được từ thống kê của Hội Y học Dự phòng về dịch thủy đậu tại Việt Nam: Năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31000 người mắc bệnh, 2017 là 39000 ca, tăng 45.9% so với năm 2016 với gần 22000 ca mắc bệnh, trong đó 90% bệnh nhân bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi.

Bệnh “lành tính” - hệ luỵ khôn lường

Câu chuyện về thuỷ đậu từ quyển “Để con được chích” mô tả đầy đủ những biến chứng mà các bậc cha mẹ không hề nghĩ con mình có thể gặp phải khi nhiễm căn bệnh này, đe doạ đến tính mạng và gây hệ luỵ lâu dài về sau như viêm phổi, nhiễm trùng máu, biến chứng thần kinh,...
Một số biến chứng thần kinh nguy hiểm hơn có thể xảy ra như mất điều hòa tiểu não, viêm não, hội chứng Reye, viêm cột sống ngang, viêm màng não vô khuẩn, hội chứng Guillain-Barré,… Tuy ít gặp nhưng có khoảng 10% bệnh nhân thủy đậu tử vong khi gặp phải những biến chứng này.
Cuốn sách giúp các bậc phụ huynh nhìn nhận đúng về bệnh và kịp thời để con được tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là cách hữu hiệu giúp bảo vệ con trẻ tránh các biến chứng nguy hiểm và tận hưởng trọn vẹn những gì đẹp nhất của tuổi thơ. Hơn nữa, tiêm vắc xin ngừa thuỷ đậu còn là hành động góp phần nâng cao miễn dịch cộng đồng, hạn chế tối đa việc thuỷ đậu bùng phát thành dịch mỗi năm tại nước ta.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.