Buổi tọa đàm do Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, ông Nguyễn Dung chủ trì. “Bản thân tôi khi đi công tác nước ngoài, khi có nhu cầu vệ sinh và tìm thấy nơi phục vụ thân thiện, khi giải quyết xong mình phải cám ơn và nhớ mãi về nơi ấy”, ông Nguyễn Dung chia sẻ.
tin liên quan
Mới có 10 trong tổng số 1.000 nhà vệ sinh công cộng Hà Nội 'mở cửa'Sau gần 6 tháng triển khai dự án xã hội hoá 1.000 nhà vệ sinh công cộng khắp thành phố Hà Nội, đến nay mới có 10 nhà vệ sinh chính thức được bàn giao cho người dân sử dụng.
Ông Dung, cho biết, từ tháng 4.2016, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có văn bản chỉ đạo các ngành các cấp vận động người dân thực hiện xã hội hóa về nhà vệ sinh cộng đồng, giao nhiệm vụ cho UBND TP.Huế, Hiệp hội Du lịch, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh thực hiện và đến nay cuộc vận động đã đạt được nhiều hiệu quả gây hiệu ứng tốt trong xã hội.
|
Theo đó, Hiệp hội du lịch có trách nhiệm vận động các khách sạn, cở sở lưu trú từ 3 sao trở lên đăng ký và gắn biển tham gia chương trình. UBND TP.Huế, có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng và quản lý hệ thống nhà vệ sinh công cộng để đảm bảo đạt chuẩn phục vụ cộng đồng và du khách; Sở KH-ĐT vận động các doanh nghiệp, cơ quan, công sở tham gia đề án…
Đến nay, tại TP.Huế, đã có 16 khách sạn từ 3-5 sao đều hưởng ứng chương trình và đặt bảng hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh miễn phí dành cho du khách. Trên các trục đường quan trọng đã có hơn 40 đơn vị DN, cơ quan nhà nước đã treo bảng chỉ dẫn sử dụng nhà vệ sinh miễn phí.
Ông Định Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Thừa Thiên- Huế, cho rằng đây không chỉ là phong trào mang tính chiến dịch mà cần phải làm thường xuyên và lâu dài. Bên cạnh việc mở cửa miễn phí nhà vệ sinh để phục vụ cho du khách, các cơ quan, doanh nghiệp cũng cần đào tạo đội ngũ nân viên hướng dẫn bảo vệ phải biết mỉm cười thân thiện và hướng dẫn tận tình cho du khách. Có như vậy chương trình mới thực sự đi vào cuộc sống để trở thàn nét văn hóa cho cố đô Huế.
“Không chỉ du khách, mà những người dân từ các làng, quê lên thành phố cũng cần được hỗ trợ hướng dẫn, có như vậy chương trình mới thực sự có ý nghĩa nhân văn để hướng đến nếp sống văn minh, khác biệt của một thành phố du lịch”- một doanh nghiệp may mặc tại Huế góp ý.
tin liên quan
Người chạy xích lô, xe thồ ở Huế phải mặc trang phục riêngUBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày 5.4 cho hay Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, mô tô 2 - 3 bánh và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa, sẽ có hiệu lực vào ngày 10.4 tới.
Kết luận tọa đàm, ông Nguyễn Dung, chia sẻ: “Nhu cầu vệ sinh là một nhu cầu không thể thiếu của con người nhất là trong xã hội văn minh. Vì vậy, việc làm tốt phong trào này không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa, thân thiện của thành phố du lịch mà còn là cơ hội quảng bá cho từng doanh nghiệp".
Bình luận (0)