Nguồn gốc nỗi sợ nhện

09/04/2015 06:14 GMT+7

Chỉ muốn vắt chân lên cổ chạy trốn khi đối diện một con nhện to kềnh đầy lông lá không phải là chuyện gì gây mất mặt.

Chỉ muốn vắt chân lên cổ chạy trốn khi đối diện một con nhện to kềnh đầy lông lá không phải là chuyện gì gây mất mặt.

Con người bị di truyền nỗi sợ hãi loài nhện - Ảnh: Reuters
Trên thực tế, nó là bản năng đã được hình thành khi con người còn sống cảnh ăn lông ở lỗ và buộc phải đối mặt với loài đa nhãn đáng sợ hơn gấp nhiều lần con cháu của chúng thời nay.
Hay nói cách khác, nỗi sợ hãi loài nhện là điều được khảm vào xương cốt, hiển thị trên thông tin gien di truyền của nhân loại, theo phát hiện mới của các chuyên gia Đại học Columbia (Mỹ).
Trưởng nhóm Joshua New cho biết con người có thể bắt đầu sợ nhện khi còn định cư ở cái nôi châu Phi, nơi các loài đa nhãn với nọc độc đáng sợ đã hiện diện cách đây nhiều triệu năm. “Con người khi đó thường xuyên đối mặt với nguy cơ có thể bị những loài nhện cực độc tấn công trong điều kiện môi trường thời cổ đại”, theo chuyên gia New.
Thậm chí nếu không cắn chết được nạn nhân, một con nhện dạng “góa phụ áo đen” có thể đẩy con người vào tình trạng bất lực trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần, khiến nạn nhân không thể nào tự bảo vệ được mình.
Bên cạnh đó, các chuyên gia Mỹ còn tiến hành một cuộc thí nghiệm đối với 252 người tình nguyện nhằm xác định mức độ cảnh giác của con người với những sinh vật đen nhiều chân và lông lá, theo trang tin Daily Mail.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.