Thế nên không muốn bứt rứt vì chuyện thấy “thiếu thiếu”, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cách ứng phó.
tin liên quan
Cô gái Việt dám 'phượt' châu Âu bằng xe tự láiTrên đường khám phá các vùng đất, vùng văn hóa mới lạ, tôi rất thích được khám phá theo cách của họ, tức của người bản xứ.
Sim điện thoại
Bạn sẽ không, hoặc khó mua được simcard để sử dụng khi ở Tây Tạng, do vậy nên mua ở Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) nếu bạn có dịp quá cảnh ở đây. Nên nhớ chi phí cho dịch vụ này không hề rẻ và thủ tục cũng khá rườm rà.
Các ứng dụng bị chặn
Facebook, Google, Line, YouTube, Instagram là các thương hiệu đứng đầu trong việc bị chặn truy cập ở Tây Tạng. Thay vào đó, bạn phải sử dụng Weibo, Baidu hay Wechat, mà những ứng dụng này không thực sự quen thuộc với du khách Việt. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị tâm lý là sẽ không sử dụng được các ứng dụng này để liên lạc, mà buộc phải sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc của nước chủ nhà.
Có nhiều ứng dụng để có thể bật và truy cập vào các ứng dụng bị chặn ở đây. Bạn có thể tham khảo trên mạng và chọn cài đặt vài ứng dụng này vào máy trước khi tới đây. Dĩ nhiên là tiền nào của nấy. Có những ứng dụng rất tốt nhưng chỉ cho phép bạn truy cập trong một khoảng thời gian ngắn (10 - 15 phút), sau đó bạn phải trả phí nếu muốn sử dụng lâu hơn.
tin liên quan
Sống chậm ở cổ trấn 1.300 năm tuổiNếu không có buổi sớm mờ sương, bước lên chiếc cầu bắc ngang dòng Đà Giang ở Phượng Hoàng cổ trấn (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) và bắt gặp người đàn bà dân tộc ngồi ôm đàn gảy những khúc nhạc cổ, hẳn tôi sẽ không có ấn tượng sâu sắc đối với cổ trấn này đến vậy...
Kết nối wifi
Ở Lhasa hay Shigatse, wifi tại khách sạn có thể cho bạn cách lách để vào các ứng dụng bị chặn (bởi họ còn phải đáp ứng nhu cầu của du khách phương Tây), nhưng những vùng khác như Gyantse, Darchen hay Saga, bạn sẽ phải “đối mặt” với việc bị chặn luôn cả các ứng dụng nhằm vượt chặn! Chưa kể, người dân ở Tây Tạng không mấy chú trọng việc đảm bảo “có sóng” cho khách du lịch.
Bình luận (0)