Người dân được điều trị bệnh khó ngay tại quê nhà

26/12/2018 09:00 GMT+7

Các BV tiếp nhận bác sĩ trẻ về công tác đã phản hồi tích cực về hiệu quả đóng góp của các bác sĩ trẻ khi về địa phương công tác.

Nhiều ca mổ khó, một số bệnh lý ở trẻ nhỏ trước đây phải chuyến tuyến trên đã được điều trị ngay tại tuyến huyện.
Bộ Y tế vừa tổ chức lễ bàn giao 14 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa 3, lớp đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 về công tác tại 14 huyện nghèo thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.
Đây là các hoạt động có ý nghĩa của dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”, được triển khai từ năm 2013.
TS Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Giám đốc dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”, (Bộ Y tế) cho biết, 14 bác sĩ này thuộc các chuyên khoa như: Ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh…, được đào tạo như bác sĩ nội trú, theo hướng “cầm tay chỉ việc”, khi tốt nghiệp thực hiện tốt các kỹ thuật chuyên môn.
Hiện dự án đã và đang đào tạo 14 khóa chuyên khoa 1 cho 332 bác sĩ thuộc 11 chuyên ngành trong thời gian 24 tháng. Sau đó, các bác sĩ tốt nghiệp sẽ công tác 3 năm đối với nam và 2 năm đối với nữ tại các huyện nghèo như đã đăng ký. Sau thời hạn trên, các bác sĩ sẽ được về làm việc tại các BV trực thuộc Bộ Y tế.
TS Phạm Văn Tác chia sẻ, khảo sát mới nhất tại BV Huyện Mường tè, Lai Châu hôm 23-24.12 cho thấy, bác sĩ Quyết - một bác sĩ trẻ sau gần 20 tháng về công tác tại BVHuyện Mường tè đã phẫu thuật 757 ca, trong đó khoảng 40% các trường hợp thực hiện mổ nội soi; BS Quyết cùng tập thể y bác sĩ địa phương đã cứu được trẻ sinh non chỉ 0,9 kg.

Đảm bảo nhân lực cho y tế vùng nghèo

Đến thời điểm này (tháng 12.2018), nhu cầu bác sĩ tại 62 huyện nghèo là khoảng 598 người thuộc 15 chuyên khoa trong đó 7 chuyên khoa có nhu cầu nhiều nhất là: Nội (53 bác sĩ); Ngoại (49 bác sĩ); Sản (55 bác sĩ); Nhi (44 bác sĩ); Hồi sức cấp cứu (47 bác sĩ); Truyền nhiễm (35 bác sĩ); Chẩn đoán hình ảnh (33 bác sĩ). Như vậy, tổng số bác sĩ còn thiếu của 7 chuyên khoa này là 316. “Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai để có thêm các bác sĩ vững tay nghề về các BV huyện nghèo tham gia khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân”, TS Phạm Văn Tác cho biết.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Bác sĩ trẻ về công tác tại các huyện nghèo góp phần bảo đảm chất lượng nhân lực cho y tế cơ sở
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Bác sĩ trẻ về công tác tại các huyện nghèo góp phần bảo đảm chất lượng nhân lực cho y tế cơ sở Thúy Anh
PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá, dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về các huyện nghèo là bước đột phá của ngành Y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao đáp nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở địa phương còn khó khăn. Qua đó đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn.
Bác sĩ không chỉ là làm điều trị và chất lượng y tế cơ sở không chỉ là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại BV tuyến huyện mà
còn là y tế cơ sở tuyến xã. Do đó, bác sĩ học y không chỉ khám chữa bệnh vì số bệnh nhân đang ốm nằm viện chỉ chiếm 10% dân số; đa số còn lại là ốm nhẹ hoặc khoẻ mạnh, chưa ốm, hoặc có bệnh tiềm tàng do đó chúng ta cần dự phòng để ngăn chặn không để mắc bệnh; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là cố gắng để không ốm đau; cùng với khám chữa bệnh các bác sĩ cần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tai y tế cơ sở, dự phòng cho 90% người dân khoẻ mạnh chưa có bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.