Nhiều năm rồi miền Tây mới có lũ lớn tràn đồng như năm nay, mang theo lượng phù sa quý giá và nguồn tôm cá dồi dào. Vì vậy nông dân hai tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp đang tận dụng cơ hội này mở đê bao “rước” phù sa vào đồng ruộng.
Tại An Giang, diện tích mở đồng hơn 21.000 ha, còn tại Đồng Tháp là hơn 30.000 ha. Các cánh đồng của 2 tỉnh này đã tràn một màu nước đỏ ngầu, có nơi ngập sâu hơn 1 m nước.
Những vật liệu như vỏ lon bia, nước ngọt tưởng bỏ đi, nhưng qua bàn tay khéo leo cùng óc thẩm mỹ tinh tế, ông Mã Tấn Phát (62 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã biến chúng thành những món đồ chơi độc đáo.
Phù sa về cho đất ruộng tốt tươi
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, mực nước đo được trên sông Tiền tại Tân Châu ngày 23.8 cao 3,2 m, dự báo đỉnh lũ cao nhất tại Tân Châu, Hồng Ngự có khả năng ở mức từ báo động cấp 2 đến cấp 3, xuất hiện trong nửa đầu tháng 10 tại Tân Châu cao từ 4 - 4,5 m.
Chúng tôi về H.Phú Tân (An Giang), nơi có 8.000 ha đồng đang mở đón phù sa. Ngồi nhìn cánh đồng chìm trong con nước bạc, ông Nguyễn Văn Đàng (57 tuổi, ngụ ấp Bình Quới 1, xã Bình Thạnh Đông) nói: “Ngay khi lũ vừa chớm lên, nhìn màu nước đỏ quạch thì nhà nông chúng tôi vui lắm, vì đó mới là con nước mang nặng phù sa. Phù sa có ích lắm, nó vào đồng lắng xuống thành lớp đất mịn, tẩy trôi các chất độc tồn đọng trong các vụ trước nên vụ sau trồng cây gì cũng trúng”.
Đất sình này là đất phù sa đã lâu rồi không vào ruộng đồng
Do tài xế đỗ xe choán lối đi, một công ty quản lý khu chung cư ở Trung Quốc đã quyết định dạy cho người này một bài học bằng cách cẩu xe lên mái nhà.
Ông Phan Văn Cảnh (48 tuổi, ngụ ấp Bình Quới 2, xã Bình Thạnh Đông) móc mớ đất sền sệt đỏ au từ ruộng lên giải thích với chúng tôi: “Phù sa đó. Với dân thành thị nó là đất sình nhưng với nhà nông nó là kết tinh của đất trời ban tặng cho đất ruộng màu mỡ”.
Theo ông Cảnh, phù sa tràn vào đồng ém cỏ dại chết sạch nên nông dân không tốn tiền mua thuốc xịt cỏ cho vụ sau, mà xịt cỏ làm cho đất bạc màu nên phải mua phân bón thêm cho đất có dinh dưỡng.
Theo tính toán của ông Cảnh, cứ những năm lũ lớn, nông dân như ông bớt tốn kém 200.000 - 300.000 đồng/công tiền mua thuốc xịt cỏ, phân bón, thuốc diệt côn trùng. Đặc biệt, có phù sa về thì năm sau năng suất lúa nếp có thể lên 1,5 tấn/công.
Ông Nguyễn Văn Ngáo (60 tuổi, ngụ ấp Bình Đông 2, xã Bình Thạnh Đông) cho biết ngoài phù sa, nước lũ vào đồng ruộng còn mang theo tôm cá, tạo thêm thu nhập cho người dân. “Năm nào lũ lớn là cá nhiều. Năm 2014 tuy lũ nhỏ nhưng tôi vẫn thu được hàng chục triệu đồng từ đánh bắt cá đồng”, ông Ngáo nói.
Ở vùng Đồng Tháp Mười, mùa nước nổi là cơ hội để người nghèo mưu sinh, kiếm thêm thu nhập. Mùa nước nổi cũng mang phù sa về, hứa hẹn cho một mùa bội thu.
Đánh bắt thủy sản trong mùa lũ ở H.Hồng Ngự (Đồng Tháp) Ảnh: Công Hân
Ông Đàng vui khi con nước phù sa tràn vào ruộng Ảnh: Thanh Dũng
Năm nay ĐBSCL đón lũ đến sớm và mực nước cao hơn các năm trước nên việc An Giang, Đồng Tháp chủ trương mở đê bao để đón phù sa rất đáng khuyến khích, bởi nhiều năm qua đồng ruộng các vùng này bị đóng kín, chất lượng đất và nước bị suy giảm do giảm phù sa và gia tăng ô nhiễm, lũ vào đồng ruộng sẽ đem lại nhiều lợi ích
PGS-TS Lê Tuấn Anh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường ĐH Cần Thơ
Mở đê bao đón lũ là việc làm đúng
Đồng cảm với các nhà nông ở xã An Giang, ông Lê Văn Biển (ngụ xã Thường Thới Tiền, H.Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết nước lũ mang phù sa vào ruộng như khoác lớp áo mới cho đất, giúp cây lúa tốt tươi, vì vậy ông và một số nhà nông khác đã mở đồng đón phù sa.
Tuy nhiên, tại một số huyện như Lai Vung, Tam Nông và TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã gặp khó khi một số nhà nông vừa chuyển đất ruộng thành đất trồng cây cam, cây ăn trái nên việc mở đê bao đón lũ làm cây trồng bị ngập nước, khó sống.
Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp, cho biết những vùng đê bao không đảm bảo an toàn, Sở khuyến cáo người dân mùa này không nên trồng lúa, trồng cây ăn trái mà nên cho đồng ruộng nghỉ ngơi, mở ruộng lấy phù sa vào bồi dưỡng cho đất.
“Sở đã phối hợp các huyện thị tuyên truyền vận động các hộ dân nên mở cho hơn 30.000 ha đất ruộng đón phù sa và đa số đồng thuận. Với các hộ đã thu hoạch xong vụ thu đông sớm, Sở khuyến khích không nên gieo trồng lại mà mở đê bao cho lũ vào với diện tích khoảng 70.000 ha. Nếu làm đúng kế hoạch thì tỉnh có 100.000 ha đất ruộng nhận phù sa”, ông Công nói.
GS-TS Võ Tòng Xuân nhận định nên cho lũ vào đồng ruộng vì đây là việc làm hợp với tự nhiên, lũ vào cho đất thông thoáng, làm đất bớt lão hóa, giúp nhà nông cải tạo đất mà không tốn chi phí. Việc đồng ruộng trữ nước vừa cho đất nghỉ ngơi vừa tích nước làm giảm đi lưu lượng nước trên các sông lớn nên giảm khả năng gây xói mòn, sạt lở bờ sông. Lũ vào tạo điều kiện cho cá đồng có chỗ sinh sôi, giúp người dân khai thác nguồn lợi thủy sản rất lớn.
Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, ở nhiều vùng, chẳng hạn như ở Đồng Tháp Mười có lũ vào người dân trồng hẹ rất tốt vì cây hẹ thích hợp với nước...
Đó là trường hợp khó lý giải của ông P.V.L (61 tuổi, ngụ Long An). Ông L. được các một bệnh viện lớn ở TP.HCM đề nghị gia đình đem về lo hậu sự sau
2 ngày 3 đêm nhập viện.
Đồng quan điểm, PGS-TS Lê Tuấn Anh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường ĐH Cần Thơ, cho biết thời gian qua phù sa trên sông đang giảm sút. Theo số liệu đo đạc, trong 20 năm qua, tổng lượng phù sa lơ lửng đã giảm khoảng 46% (trung bình 2,3%/năm, tương đương 0,72 triệu tấn/năm).
“Năm nay ĐBSCL đón lũ đến sớm và mực nước cao hơn các năm trước nên việc An Giang, Đồng Tháp chủ trương mở đê bao để đón phù sa rất đáng khuyến khích, bởi nhiều năm qua đồng ruộng các vùng này bị đóng kín, chất lượng đất và nước bị suy giảm do giảm phù sa và gia tăng ô nhiễm, lũ vào đồng ruộng sẽ đem lại nhiều lợi ích”, PGS-TS Tuấn Anh phân tích.
Mới đầu tháng 8, lũ đã về sớm hơn cùng kỳ các năm trước. Tại các
huyện đầu nguồn của 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, con nước “son” đang ào
ạt tràn đồng, nghề đánh bắt cá mùa nước nổi lại rộn ràng hơn bao giờ
hết.
Bình luận (0)