Năm 2013, dư luận cả nước xôn xao khi hay tin có hai cha con sống như thời cổ đại giữa vùng cao xã Trà Xinh, H.Tây Trà, Quảng Ngãi. Việc ở quá lâu trong rừng khiến họ rất khó hòa nhập khi về với cộng đồng. Bằng chứng là anh Hồ Văn Lang vẫn chỉ lí nhí không rõ lời khi nói chuyện và vẫn... cô đơn, chưa có cô gái bản nào “ưng cái bụng” với anh chàng siêng năng, chịu khó này.
Một ngày của “người rừng”
|
tin liên quan
Đưa 'người rừng' 10 năm lưu lạc ở Campuchia đi chữa bệnhSau một tiếng lội bộ, cuối cùng tôi cũng tới “đại bản doanh” của anh Lang. Việc theo “người rừng” đi... rừng quả là điều không dễ dàng bởi đôi chân anh Lang cứ thoăn thoắt. Vào căn chòi nghỉ dăm ba phút, anh Lang bắt đầu hành trình đi tìm cái ăn.
Cúi gập người xuống thăm chiếc bẫy, anh Lang nhoẻn miệng cười thiệt tươi khi một chú chuột rừng dính bẫy. Chui rúc tiếp một hồi, anh đào thêm cỡ 5 kg khoai mì, xong loay hoay cắt rau lan về cho heo ăn. Anh Lang lò dò giữa núi đồi chừng nửa tiếng là vào chòi cất “chiến lợi phẩm”, xong lại tức tốc “săn” rau củ rừng.
Chiều tà, chúng tôi lật đật trở về trước khi mặt trời khuất sau ngọn núi. Vừa tới nơi, anh Lang đặt gùi xuống bếp rồi tất tả cho heo ăn. Anh chỉ dám nuôi con heo con gà chứ tuyệt nhiên không dám bén mảng tới gần trâu, bò. “Ảnh nói con trâu con bò nhìn... sợ quá. Thế nên ảnh chỉ dám cho heo gà ăn, trâu bò giao mình đi chăn hằng ngày”, anh Tri nói.
|
|
Khi “người rừng”... cô đơn
|
Anh Hồ Văn Tri nói đến giờ anh Lang vẫn nhớ rừng da diết. Có hôm anh cõng theo vài ký gạo rồi cứ thế ra rẫy ở suốt nhiều ngày liền.
Trong căn chòi đơn sơ nằm chỏng chơ giữa lưng chừng đồi, xung quanh có vài bụi rau do chính tay anh Lang trồng cũng đủ “hành trang” cho anh đi biệt. “Sống ở rẫy anh Lang làm được đủ thứ chuyện. Ngày anh đi thăm bẫy thú, xong vác rựa đi đốn củi tới tận tối về bán cho thương lái”, anh Tri kể về anh trai.
Tối tối, anh Lang thường quẩn quanh trong bản tìm người tâm sự. Hầu hết chỉ những ông già mới chịu ngồi nghe anh lí nhí trong miệng. Nước chè xanh và trầu cau, đó là những thứ không thể thiếu trong các cuộc trà dư tửu hậu.
Mấy ngày tết vừa qua, anh Lang cũng đi chơi xuân như bao người. Anh lên hết nhà người này lại tới nhà người kia, xong quá giang đám thanh niên trong bản qua nhà bà con chơi.
“Anh Lang về đây cũng biết... nhậu từ lâu rồi. Mà ảnh uống vừa phải không say xỉn quậy phá mọi người bao giờ”, anh Tri yên tâm khi nhắc về nạn “sâu rượu” ở các bản làng vùng cao.
|
|
tin liên quan
Liệt sĩ trở về sau 39 năm ở Campuchia: Ăn Tết đoàn viên hạnh phúc “Ở đây người Kinh biết tính anh Lang chịu khó nên hay kêu ảnh làm lặt vặt rồi trả tiền công. Mùa mây ảnh đi chặt mây, mùa lồ ô đi chặt lồ ô... Sống giữa núi rừng không đói được đâu”, anh Tri nói chắc nịch.
Tôi ra về khi mùa xuân vẫn còn đâu đó giữa núi rừng Quảng Ngãi, bụng thầm nghĩ: “Cuộc sống đơn giản không ốm đau bệnh tật và được hít thở bầu không khí trong lành, quả không phải điều ai cũng mong muốn là đây sao?”.
|
|
Học hỏi rất nhanh
Bình thường anh Hồ Văn Lang rất ít nói chuyện nhưng anh học hỏi việc kiếm ra đồng tiền rất nhanh. Thấy người ta lên rẫy đốn củi về bán anh cũng “bắt chước” đốn về bán. Tới mùa mây, thấy trai làng lên chặt anh cũng lót tót đi theo. Tới mùa lồ ô cũng y chang vậy. “Ổng không biết tiền bạc gì hết trơn, cân đo đong đếm lại càng không. Có lần tự dưng ổng vác bó mây đặt chình ình ngay trước cửa quán rồi... bỏ về, sau đó kêu đứa em trai xuống cân và lấy tiền giùm”, một thương lái gần nhà “người rừng” kể vui.
|
Bình luận (0)