Vờ giúp đỡ rồi… cuỗm mất 2 điện thoại
Vẫn chưa hết bàng hoàng với những vết thương khắp người, anh Phạm Hữu T. (SN 1992, ngụ Q.9) kể về vụ tai nạn mà anh “nghi ngờ là có chủ đích”. Sự vụ xảy ra vào khoảng 20 giờ, ngày 10.11 trong hầm Thủ Thiêm, khi anh T. đang lái xe máy theo hướng từ Q.1 về Q.2.
“Lúc tôi gần ra khỏi hầm, thì phía sau một xe máy tông thẳng vào xe tôi. Cú đâm rất mạnh làm xe tôi hư hỏng nặng. Tôi ngã xuống và choáng váng mặt mày, người đau ê ẩm. Lúc đó, tôi nhớ mang máng là ngay lập tức, có một cặp nam nữ khá trẻ đến và giúp tôi. Họ kè tôi ra khỏi hầm. Khi tôi tỉnh táo hơn một chút thì thấy bảo vệ hầm dắt xe của tôi ra và giao cho tôi”, anh T. kể.
Khi đó, anh T. lấy một chiếc điện thoại từ trong túi ra để gọi cho người thân, nhưng tay anh cử động khá khó khăn. Đôi nam nữ vẫn nán lại và ngỏ ý giúp anh. “Họ hỏi tôi gọi được không, để họ giúp cho. Lúc đó tôi vẫn còn xây xẩm, cũng không nghĩ đến việc bị lừa lúc đang gặp tai nạn như vậy. Rồi họ vẫn bấm số gọi cho người nhà tôi để báo địa điểm. Nhưng sau khi cúp máy thì họ nhào lên xe và vọt đi, nửa tỉnh nửa hoảng, tôi không làm gì kịp cả”, anh cho biết.
|
Sau đó ít lâu, người thân của anh T. mới đến. Khi về đến nhà, anh lại phát hiện ra chiếc điện thoại còn lại trong túi cũng đã “không cánh mà bay”. Anh khẳng định, sau vụ đụng xe, người gây tai nạn đã nhanh chóng biến mất khỏi hiện trường và cũng không ai giúp anh ngoài đôi nam nữ kia. Vì thế, anh nghi ngờ đây là một vụ dàn cảnh cướp tài sản có kế hoạch.
Vụ việc khiến anh T. mất 2 chiếc điện thoại iPhone và tiền sửa xe hơn 3 triệu đồng. Anh bị trầy xước rất sâu ở chân, tay, mặt và bả vai. Hôm sau, anh T. đến bệnh viện kiểm tra, may mắn là chỉ bị những vết thương ngoài da, chỉ cần uống thuốc để tan máu bầm. Hiện anh vẫn phải ở nhà dưỡng thương và gác lại mọi công việc.
|
“Do lúc đó xe hư hỏng nặng, cùng với việc bị thương, nên tôi cũng không nghĩ đến việc báo công an. Hôm sau thì phải lo tìm cách báo khóa điện thoại để không mất dữ liệu cá nhân, đồng thời làm lại sim để không lỡ những cuộc gọi công việc. Rồi hạn chế ra ngoài vì mặt mày trầy xước, cũng nghĩ thôi chắc của đi thay người, trình báo lại mất công”, anh T. cho biết.
Đánh ghen, hỏi đường rồi cướp
Khoảng giữa tháng 8, chị Lê Ngọc Tuyết T. (SN 1983, ngụ Q.1) rơi vào một tình huống khó lường hơn. Khi lái xe đến cầu Gò Dưa trên đường Phạm Văn Đồng, chị bị 4 đối tượng dàn cảnh để cướp sợi dây chuyền vàng trên người.
Chị kể: “Tôi vừa lên cầu Gò Dưa thì đột nhiên một cặp nam nữ từ phía sau vượt lên tấp đầu xe tôi. Người phụ nữ ngồi sau nhảy xuống xe và lớn tiếng “mày giật chồng tao phải không” rồi nắm tóc tôi ghì xuống, tát liên tục vào mặt. Tôi vùng lên bỏ chạy thì phía sau đã có một người đàn ông đi xe máy chặn lại. Ả kia vẫn tiếp tục gào om sòm vụ giật chồng rồi lao vào tôi. Lúc này 1 gã mới tiến đến can ngăn. Trong lúc giằng co thì tôi thấy đau rát nơi cổ”.
tin liên quan
Người Sài Gòn ám ảnh giây phút gặp cướp: Kề dao đòi xe, 'nhanh như chớp' quăng ngayChị T. vẫn chưa kịp hiểu chuyện gì nên chỉ liên tục lắc đầu bảo nhầm người rồi. Theo chị, thời điểm xảy ra vụ việc là khoảng 12 giờ trưa, có xe cộ qua lại nhưng không ai can ngăn vì chỉ nghĩ đây là một vụ đánh ghen. Cho đến khi có một vài người hiếu kỳ dừng lại dùng điện thoại quay phim, một gã mới hét lớn “chuyện gia đình người ta mà quay quay cái gì”, rồi cả 3 lên xe tẩu thoát.
Người dân thấy chị T. ngồi khóc mới xúm lại hỏi han. Lúc này, chị mới hoàn hồn và phát hiện sợi dây chuyền vàng trên cổ đã bị giật mất. Chìa khóa vẫn còn nằm trên xe, nhưng chị gặp may, vì có thể nhận thấy tình hình không khả quan, dễ bị nhận dạng, nên các tên cướp đã bỏ đ.
“Khi công an điều tra, một người dân cũng cung cấp đoạn clip quay được 1 biển số của chúng, nhưng xác minh ra thì biết biển số giả, rồi cũng không bắt được ai. Còn tôi bị ám ảnh vụ lần đó luôn, ra đường lái xe cứ thấy sợ sợ, bị giật mình hoài”, chị T. rùng mình khi nhớ lại.
|
|
P. kể: “Lúc đó mình đi rước bạn học trong Trung tâm giáo dục Quốc phòng, nhưng khi đến cổng thì lại có người giao hàng online gọi bảo đã đến kí túc xá chờ mình, nên mình nhắn tin bảo bạn đợi để mình quay về nhận hàng trước. Mới đến chỗ ngã 3 thì người giao hàng lại gọi, nên mình dừng lại nghe. Vừa lúc có 2 thanh niên đi xe máy đến gần, mắt ngó dáo dác như tìm đường. Rồi họ áp sát, lịch sự hỏi mình đường đến trung tâm Quốc phòng. Mình vừa quay người chỉ hướng thì tên ngồi sau đã chồm lên giật lấy chiếc điện thoại trên tay mình”.
Không may cho tên cướp, chiếc điện thoại lại bị vướng sợi dây đang gắn với sạc dự phòng nên tuột khỏi tay hắn và rơi xuống đất. Tên cướp liều lĩnh nhảy xuống đạp ngã xe anh P. rồi nhặt chiếc điện thoại, nhưng vừa kịp lúc anh đứng dậy và dùng chân đá điện thoại ra xa.
|
|
|
“Lúc đó mình biết gặp cướp rồi, nhưng cũng tiếc của nên phản xạ liều như vậy. Đá xong mình chạy về hướng nhiều sinh viên học quốc phòng đang tan ra và tri hô lên. Cướp điện thoại không được, tên cướp ngoan cố chuyển sang chiếc xe mình đang ngã. Nhưng do có gắn công tắc chống trộm nên hắn ta lựng khựng vì không khởi động được xe mình. Cùng lúc, nhiều sinh viên thấy chuyện nên ào đến, vậy là chúng bỏ chạy”, anh P. kể lại khoảnh khắc nguy hiểm.
Anh cũng cho biết, sau lần đó, anh đặc biệt cảnh giác khi đó hỏi đường. “Sau hôm đó về nghĩ lại mình mới thấy sợ, lỡ hắn có dao trong người thì mình xong đời! Sau bữa đó, nghe ai hỏi đường mình cũng từ chối thẳng luôn, lắc đầu bảo không biết cho lành”, anh nói.
Bình luận (0)