Nhật Bản quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng thế nào?

30/11/2020 17:00 GMT+7

Để có chính sách quản lý hiệu quả và phù hợp, việc phân biệt sự khác nhau giữa từng loại thuốc lá thế hệ mới là quan trọng và cần làm trước tiên.

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về Khung pháp lý cho thuốc lá thế hệ mới được tổ chức tại Hà Nội ngày 11.11. Thực tế cho thấy, đây chính là quan điểm các nhà làm luật Nhật Bản đã và đang áp dụng.
Nhật Bản áp dụng một hướng tiếp cận kết hợp đối với các quy định về thuốc lá thế hệ mới (TLTHM). Thuốc lá điện tử (TLĐT) có chứa nicotin được Bộ Y tế quy định và được xem như một loại dược phẩm. Trong khi đó, thuốc lá làm nóng được nhận định là một sản phẩm thuốc lá vì các nguyên liệu của chúng được làm từ cây thuốc lá và được Bộ Tài chính kiểm soát.
Thuốc lá làm nóng (TLLN) nằm trong Đạo luật Kinh doanh thuốc lá ra đời năm 1984, mặc dù các sản phẩm này có mặt trên toàn quốc từ năm 2016. Đạo luật này cho phép việc thương mại hóa TLLN tại thị trường Nhật Bản.
Bên cạnh đó, dù TLLN đã được đề cập trong Đạo luật Kinh doanh thuốc lá nhưng khung pháp lý quy định danh mục sản phẩm này ít nghiêm ngặt hơn so với thuốc lá điếu đốt cháy (TLĐĐC), bao gồm cả về việc áp thuế, cảnh báo sức khỏe và hạn chế sử dụng.

Kết quả khả quan trong chiến lược giảm thiểu tác hại thuốc lá

Cụ thể khảo sát Toàn quốc về Sức khỏe và Dinh dưỡng tại Nhật Bản năm 2018, 30,6% nam giới hút thuốc và 23,6% nữ giới hút thuốc hiện dùng các sản phẩm TLLN.

Trong chuỗi tác hại của các sản phẩm cung cấp nicotine, thuốc lá điếu đốt cháy là sản phẩm gây hại nhất

Các báo cáo tại thị trường này cho thấy, doanh số kinh doanh TLĐĐC giảm 13% vào năm 2017, 12% vào năm 2018 và 9% vào năm 2019. Trong giai đoạn 2015-2019, tổng doanh số kinh doanh TLĐĐC đã giảm 34%.
Trong giai đoạn này, doanh số của sản phẩm TLLN đã tăng từ 5,1 lên 37,1 tỷ điếu thuốc lá đặc chế (sử dụng cùng thiết bị làm nóng bằng điện).
Điều đáng nói, báo cáo đã chỉ ra rằng “sự sụt giảm nhanh chóng trong doanh số kinh doanh TLĐĐC tại Nhật Bản kể từ năm 2016 tương ứng với sự ra đời và tăng trưởng doanh số của TLLN”.
Câu hỏi được đặt ra là, liệu có hay không tình trạng người tiêu dùng sử dụng đồng thời cả TLĐĐC và TLLN (sử dụng kép)? Khảo sát Toàn quốc về Sức khỏe và Dinh dưỡng tại Nhật Bản năm 2018, việc sử dụng kép giới hạn ở khoảng 9% tổng số người sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Còn lại đa phần chỉ hút TLĐĐC hoặc chỉ dùng TLLN.

Nỗ lực ngăn chặn sự tiếp xúc của thanh thiếu niên với TLLN

Việc thương mại hóa TLLN tại Nhật Bản đã khiến doanh số của TLĐĐC truyền thống sụt giảm đáng kể, cao hơn nhiều so với tốc độ giảm trước đó. Hơn nữa, ngay cả sau khi các sản phẩm TLLN đã được kinh doanh trên thị trường, tổng doanh số của tất cả các sản phẩm thuốc lá (bao gồm cả TLLN và TLĐĐC) vẫn tiếp tục giảm.
Tuy nhiên vẫn tồn tại lo ngại khác là liệu TLLN có tiếp cận dễ dàng hơn với thanh thiếu niên Nhật Bản hay không. Với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Nhật Bản, dữ liệu cho thấy, chỉ 0,1% học sinh cấp 2 và cấp 3 có sử dụng TLLN hằng ngày - và họ đều là những người đã đang hút thuốc lá điếu đốt cháy.
Nhìn chung, nghiên cứu từ thị trường Nhật Bản và một số quốc gia khác cho thấy việc thương mại hóa của các sản phẩm TLTHM có tác động rất thấp đến việc bắt đầu sử dụng thuốc lá ở những người chưa từng hút thuốc và tái sử dụng thuốc lá ở những người đã cai thuốc lá thành công. Chính vì thế bên cạnh việc tiếp tục khuyến khích chuyển đổi, chính phủ các nước này cũng đồng thời nỗ lực không ngừng, tăng cường các hoạt động kiểm soát nhằm giảm thiểu tỷ lệ sử dụng TLTHM ở giới trẻ.
Nguồn: Tài liệu của Công ty Nghiên cứu Thị trường Frost & Sullivan, tháng 11.2020
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.