Những quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

03/01/2015 09:00 GMT+7

Ngày 17.11.2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2014/NĐ-CP (gọi tắt là NĐ 107) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP (gọi tắt NĐ 171) ngày 13.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015; với một số nội dung thay đổi cơ bản (tiếp theo) như sau:

Ngày 17.11.2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2014/NĐ-CP (gọi tắt là NĐ 107) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP (gọi tắt NĐ 171) ngày 13.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015; với một số nội dung thay đổi cơ bản (tiếp theo) như sau:

NĐ 107 có bổ sung hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT - BVMT) và Tem kiểm định trong thời hạn 1 tháng, cụ thể là đối với những trường hợp sau: Tái phạm về hành vi “chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định ATKT - BVMT trên 40% trở lên đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 30% trở lên đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và xe xi téc chở chất lỏng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)”; tái phạm về hành vi “giao hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định ATKT - BVMT trên 40% trở lên đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 30% trở lên đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và xe xi téc chở chất lỏng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)” và tái phạm về hành vi điều khiển xe mà “tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) cho phép tham gia giao thông của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% trở lên, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng” đối với cùng một phương tiện mà phương tiện đó có thùng xe không đúng theo quy định hiện hành (NĐ 171 không có quy định hình thức xử phạt bổ sung này).
Về hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX): Không áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn đối với hành vi “chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định ATKT - BVMT trên 10% đến 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 10% đến 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)” (NĐ 171 có quy định tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 01 tháng). Giảm thời gian áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng GPLX từ 2 tháng xuống còn 1 tháng đối với hành vi “chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định ATKT - BVMT trên 40% đến 60% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 30% đến 50% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và xe xi téc chở chất lỏng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)” (NĐ 171 quy định tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 2 tháng). Tăng thời hạn tước quyền sử dụng GPLX lên 3 tháng đối với hành vi điều khiển xe “chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định ATKT - BVMT trên 100% (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)” (NĐ 171 không quy định).
Sửa đổi Khoản 2 Điều 23: “Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 3 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ”. Sửa đổi Khoản 4 Điều 23: “Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 3 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ”. Bổ sung Điểm c, Khoản 3 Điều 23 quy định xử phạt đối với chủ phương tiện về hành vi giao xe cho người làm công, người đại diện không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải theo quy định (NĐ 171 không có quy định).
Sửa đổi Khoản 1, Điều 28: “Đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định ATKT - BVMT của xe trên 10% đến 40%; xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định”. Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 28: “Không niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải (người vận tải hàng hóa), khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định; không niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải (người vận tải hàng hóa), khối lượng bản thân ô tô đầu kéo, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép kéo theo trên cánh cửa xe ô tô đầu kéo theo quy định; không niêm yết tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải (người vận tải hàng hóa), khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo quy định”. Bổ sung Điểm e Khoản 2 Điều 28: “Xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định ATKT - BVMT của xe trên 40%”. Bổ sung hành vi “tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy đối với xe ô tô và xe mô tô”. Bổ sung biện pháp buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe nếu tái phạm chở quá trọng tải quy định đối với cùng một phương tiện mà phương tiện đó có thùng xe không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông (Quy định tại các khoản 8, 9, 10 Điều 30 của NĐ 107). Sửa đổi Điểm đ, Khoản 3, Điều 16: “Tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe, tự ý lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm trên xe vận chuyển khách”.
Hiện nay một trong những hành vi vi phạm phổ biến nhất là chở quá tải trọng cho phép của phương tiện và của cầu, đường đối với xe tải và chở quá số người quy định đối với xe chở hành khách. Vì vậy, người điều khiển phương tiện, đặc biệt là chủ phương tiện (chủ xe) nên lưu ý và chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, để góp phần hạn chế thiệt hại kết cấu hạ tầng giao thông và từng bước giảm dần tai nạn giao thông đường bộ trong thời gian tới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.