Trở lại vùng đất napalm

25/02/2015 10:45 GMT+7

Cách đây 43 năm, bức ảnh Em bé napalm được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng khiến cả thế giới nhói lòng. Hậu cảnh phía sau Em bé napalm thể hiện sự tàn phá khủng khiếp của bom đạn, bây giờ trở thành một góc thị trấn Trảng Bàng, H.Trảng Bàng (Tây Ninh).

Cách đây 43 năm, bức ảnh “Em bé napalm” được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng khiến cả thế giới nhói lòng. Hậu cảnh phía sau “Em bé napalm” thể hiện sự tàn phá khủng khiếp của bom đạn, bây giờ trở thành một góc thị trấn Trảng Bàng, H.Trảng Bàng (Tây Ninh).

Trong bức ảnh bà Hồ Thị Hiền nắm tay em trai chạy nạn được treo trân trọng giữa quán nước ven đường quốc lộTrong bức ảnh bà Hồ Thị Hiền nắm tay em trai chạy nạn được treo trân trọng giữa quán nước ven đường quốc lộ
Vào ngày 8.6.1972, những quả bom napalm do quân đội Mỹ dội xuống khu vực ngã ba Trảng Bàng khiến toàn bộ khu làng nơi những đứa trẻ VN đang sống yên bình bị hủy diệt. Trong bức ảnh “Em bé napalm”, chủ thể là cô bé 9 tuổi tên Phan Thị Kim Phúc bị cháy xém khắp người, trần truồng cùng nhiều trẻ VN khác chạy gào khóc trên quốc lộ 22, sau khi một quả bom napalm dội trúng.
Vào ngày 8.6.1972, phóng viên Nick Út đã kịp ghi lại bức ảnh “Em bé napalm” làm nhức nhối lịch sử chiến tranh. Bức ảnh nhanh chóng lan ra toàn thế giới ngay sau khi vừa được đăng tải. Sau đó tạo nên làn sóng phản đối chiến tranh ở VN trên toàn thế giới. Khoảnh khắc quý giá mạnh hơn mọi ngôn từ, gợi nhớ về một thời kỳ kinh hoàng của chiến tranh ở VN, thời đại đen tối trong lịch sử chiến tranh của đội Mỹ. Bức ảnh đưa ông đến giải thưởng Pulitzer năm 1973 và nhiều giải thưởng danh giá khác. Cô bé Kim Phúc ngày ấy giờ trở thành một nhân chứng sống, đanh thép nhất cho một cuộc chiến tranh tàn khốc ở VN do quân đội Mỹ gây ra.
43 năm sau, những nhân chứng trong bức ảnh đang sống một cuộc sống thanh bình ngay trên vùng đất napalm lịch sử năm xưa.
Treo để con cháu nhớ thời kỳ tàn khốc
Nép bên góc quốc lộ 22 (ngã ba Trảng Bàng, thị trấn Trảng Bàng), quán nước của bà Hồ Thị Hiền (54 tuổi) vẫn tấp nập khách đến ủng hộ. Bên trong, bức ảnh “Em bé napalm” được lồng khung kính kỹ lưỡng, treo trân trọng giữa quán. Bà Hiền chính là đứa bé gái chạy phía sau Phan Thị Kim Phúc. Trong tay bà Hiền lúc bấy giờ là bàn tay đứa em trai út Hồ Văn Bon cũng đang hoảng loạn trên đường chạy nạn. Bà Hiền nhớ lại: “Đó là trưa 8.6.1972, gia đình chúng tôi chạy khỏi Thánh thất Trảng Bàng, đối diện quán cà phê của tôi bây giờ, thì tàu bay của Mỹ ném bom. Tôi bỏ lại toàn bộ đồ đạc, trong đó có ảnh thờ của ba tôi, nắm tay người em bỏ chạy. Lúc này, sự sống cái chết mong manh lắm, tôi không nghĩ chị em tôi sẽ sống sót”.
Sau ngày hòa bình, bà Hiền mở quán nước trên phần đất Thánh thất Trảng Bàng, nơi gia đình bà sinh sống năm nào. Nói về bức ảnh “Em bé napalm”, bà Hiền kể: “Khoảng 20 năm trước, một đoàn người từ Hà Nội vào tìm chúng tôi. Sau khi tôi thấy bức hình nên ngỏ lời xin lại một bức và treo lên đến tận bây giờ. Tôi muốn treo bức ảnh để con cháu thấy được thời kỳ tàn khốc mà chính ông bà chúng là nhân chứng thực tế nhất”.
Còn đứa bé Bon năm xưa giờ đang có một công việc ổn định ở một cây xăng trong thị trấn Trảng Bàng. Bà Hiền còn dẫn chúng tôi đến địa điểm những quả bom napalm năm xưa dội xuống, bây giờ là trụ sở Ngân hàng Arigbank đồ sộ, xung quanh mọc lên những dãy nhà cao tầng to đẹp. Bên cạnh là con đường nhựa thẳng tắp chạy về TP.HCM.
Thánh thất Trảng Bàng, nơi chở che gia đình Kim Phúc cùng người dân trước giờ chạy nạn
Chúng tôi cũng đã gặp bà Nguyễn Thị Răm, vợ của Phan Thành Tâm (anh ruột của Kim Phúc), đứa trẻ vừa chạy vừa khóc trước người chị Kim Phúc. Trong nhà bà Răm cũng treo bức ảnh “Em bé napalm”. Bà Răm bùi ngùi cho biết, ông Tâm đã mất 10 năm nay, để lại cho bà 3 đứa con nhỏ. Nhìn lại bức ảnh, bà Răm nói: “Chúng tôi, đại diện cho Kim Phúc cảm ơn đến Nick Út, người đã thay đổi cuộc đời của Kim Phúc, em chồng tôi”.
Căn nhà của bà Răm giờ là một tiệm bánh canh khang trang. Hằng năm, vào dịp lễ, tết, gia đình bà Răm, bà Hiền lại đón những đoàn khách tham quan trong và ngoài nước về thăm vùng đất napalm, ôn lại một thời chiến tranh khốc liệt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.