Nghề bẫy chuột đồng ở ấp Giang Điền (xã Phú Thanh, H.Tân Phú, Đồng Nai) có từ mấy chục năm nay. Vào vụ gặt lúa từ tháng 7,8 và 9, cả ấp Giang Điền có hàng chục người đi bắt chuột, tuy nhiên chuyên quanh năm đi bẫy chuột thì chỉ có 5 người trong nhóm của anh Lê Văn Bình.
tin liên quan
Giải mã cách bắt dế cơm bằng kiến bò nhọt độc đáo ở Đồng NaiSử dụng kiến, đó là cách mà người dân vùng quê ở Đồng Nai dùng để câu những con dế cơm nằm sâu trong hang dưới lòng đất.
Những "phù thuỷ" bẫy chuột này gồm: anh Bình, anh Lê Văn Tâm (33 tuổi), anh Huỳnh Tấn Châu (32 tuổi) anh Lê Văn Tiền (30 tuổi) và anh Lương Hoàng Minh (45 tuổi). Họ có thâm niên hành nghề bẫy chuột từ 10 - 20 năm và rất nhiều biệt tài trong việc diệt trừ loại gặm nhấm giúp bảo vệ mùa màng.
|
Thợ bẫy chuột cho hay, thời gian đặt bẫy là từ 8 - 9 giờ sáng vì lúc này các dấu vết trên đường đi của chuột còn hiện rõ dễ nhìn nhận, phán đoán nơi có chuột mà đặt bẫy. Đến khoảng 4-5 giờ sáng ngày hôm sau thì ra thu bẫy, gom chuột về bán.
|
Mỗi chiếc bẫy thường bắt được từ 1 đến 2 con chuột. Chuột dính bẫy bị giam bên trong, không hề bị thương hay chết.
|
Những chiếc bẫy thu về lúc nào cũng đầy ắp chuột. Đối với người bẫy chuột chuyên nghiệp như nhóm của anh Bình, chỉ cần quan sát đám lúa, mặt đất, lối mòn, vết cỏ và thậm chí là "ngửi mùi" thì có thể đoán được chỗ nào chuột nhiều hay ít, to hay nhỏ để đặt bẫy.
|
Họ thường buộc cỏ, lúa thành nắm để làm dấu nơi có bẫy nhằm thu lại nhanh và tránh bỏ sót.
|
Mỗi người trong nhóm của anh Bình có từ 200 - 300 chiếc bẫy lồng. Trung bình họ bẫy được tử 8-10 kg chuột/ngày, thậm chí có lúc trúng mánh thì bẫy được tới 15 kg chuột. Tính ra, mỗi năm nhóm của anh bẫy bắt hàng chục tấn chuột đồng.
|
Anh Bình cho biết, chuột sinh sôi nảy nở rất nhanh. Nhóm của anh khoanh vùng đặt bẫy và xoay vòng liên tục từ cánh đồng này đến cánh đồng khác hơn chục năm nay mà chuột vẫn còn rất nhiều, bắt hoài không hết.
|
Không chỉ bẫy chuột tại các cánh đồng lúa trong vùng, nhóm người của anh Bình còn đi các huyện lân cận, thậm chí vượt cả 100km sang các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận để bẫy chuột.
|
Tại ấp Giang Điền có hàng loạt điểm bán chuột mọc lên. Chuột bẫy về được bán ngay tại nhà cho khách vãng lai và mối nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn.
|
Thợ bẫy chuột Lê Văn Tâm khoe thành quả của một buổi đặt bẫy
|
Mỗi kg chuột đồng có giá 40 ngàn đồng. Nếu khách yêu cầu thì thợ săn chuột sẽ giúp làm thịt và giao đến tận nơi
|
Thịt chuột đồng là món nhậu khoái khẩu của người dân địa phương và nhiều thực khách.
|
Nhóm "phù thuỷ" chuyên đi bẫy chuột tụ họp sau một ngày làm việc vất vả. Bẫy chuột đã trở thành nghề chính cho thu nhập tương đối lớn, giúp họ có tiền chi phí cho cuộc sống và nuôi con cái ăn học.
|
tin liên quan
Nơi độc nhất ở Biên Hòa người người lặn ngụp dưới đáy sông tìm sắtĐầu mùa khô, trong cái nắng oi bức, những người “nhái’’ tìm kiếm phế liệu không ngại hiểm nguy, ngụp lặn dưới đáy sông Đồng Nai (đoạn qua TP. Biên Hòa) tìm kế mưu sinh.
Bình luận (0)