Bướu giáp nhân (Thyriod Nodules) là tổn thương dạng khối nằm trong tuyến giáp, được phân loại thành nhân lành tính và ác tính, trong đó nhân lành tính chiếm đa số.
Hiện nay, tỉ lệ phát hiện bướu giáp nhân có chiều hướng tăng lên nhờ vào việc tầm soát bệnh bằng siêu âm vùng cổ. Chỉ tính riêng tại phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, số lượng người đến khám bướu giáp nhân, tương đương với số lượng khám tiểu đường, là 4.134 lượt người trong 9 tháng 2016 (tăng 14% so với cùng kỳ năm 2015). Bướu giáp có thể gặp khi mới sinh hoặc xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời, lứa tuổi thường gặp nhất là từ 30 - 55.
tin liên quan
Nhận biết dấu hiệu thiếu i ốtThiếu i ốt gây mệt mỏi thường xuyên, ngay cả khi bạn không làm việc
cật lực hay nặng nhọc. Những người thiếu i ốt luôn tìm cách nghỉ ngơi
bất cứ khi nào họ có thời gian.
Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh thường gặp nhất là do chế độ ăn uống thiếu i ốt. Ngoài ra còn có yếu tố giới tính. Phụ nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn so với nam giới, do đó khả năng phát triển bướu giáp cao gấp 5 lần so với nam giới.
Bên cạnh đó là các yếu tố gia đình như lịch sử cá nhân hay gia đình của bệnh tự miễn dịch; mang thai, thời kỳ mãn kinh; một số phương pháp điều trị y tế bao gồm ức chế miễn dịch, thuốc kháng vi rút, thuốc tim amiodarone và thuốc lithium tâm thần; phơi nhiễm bức xạ do điều trị phóng xạ cổ hoặc vùng ngực hoặc đã tiếp xúc với bức xạ trong thử nghiệm hạt nhân hay tai nạn,… Tất cả đều là những nguy cơ làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh.
tin liên quan
5 điều không nên làm với chiếc khăn tắmTreo 2 khăn gần kề nhau, không giặt khăn mỗi ngày, sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa để giặt khăn là những điều không nên làm với chiếc khăn tắm để phòng được nhiều bệnh cho bản thân và gia đình, theo boldsky.
Phiền toái do bướu giáp gây ra
Bướu giáp nhỏ có thể không gây ra vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ. Nhưng bướu giáp kích thước lớn có thể làm mất thẩm mỹ, khó thở hoặc khó nuốt, gây ho, khàn tiếng,… Ngoài ra, bướu giáp còn có thể gây ra nhiều rối loạn như mệt mỏi, tăng cân (do suy giáp) hoặc giảm cân ngoài ý muốn, dễ cáu gắt, khó ngủ, tim đập nhanh, suy tim,…(do cường giáp).
Theo ThS BS. Trần Thanh Vỹ - Trưởng khoa Lồng ngực - Mạch máu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, việc điều trị bướu giáp nhân trước đây bằng phẫu thuật hay liệu pháp hoóc môn đều có những hạn chế nhất định. Những phương pháp này cho hiệu quả không cao, bướu có thể tiếp tục tiến triển, gây chèn ép, mất thẩm mỹ, cường giáp, ung thư hóa, vấn đề thẩm mỹ do sẹo xấu,… Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí nhiều người mắc bệnh nhưng e ngại, chần chừ điều trị, khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Tuy nhiên, hiện nay nhờ phương pháp điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần nên đã có thể thay thế hơn 50% các trường hợp điều trị bằng phẫu thuật kinh điển (phẫu thuật hở, phẫu thuật nội soi).
tin liên quan
8 bí quyết giúp bạn tránh xa bệnh tậtBệnh cúm, bệnh cảm thông thường có thể rất nghiêm trọng đối với những người trên 65 tuổi, đôi khi dẫn đến các biến chứng, phải nhập viện, thậm chí tử vong.
Bình luận (0)