Anh Hoàng Đình Chuyên, trú tại xã Hồng Phong, H.Cao Lộc cho biết: vào khoảng 12 giờ 10 phút ngày 30.9, sau khi bị tai nạn, hở vết thương ngoài, mất nhiều máu, dính bụi bẩn, anh đến Trạm y tế xã Hồng Phong để sơ cứu thì điều dưỡng Hà Thị Vân từ chối, mặc nạn nhân năn nỉ nhiều lần. Sau đó, anh Chuyên buộc phải tìm đến một quầy thuốc tư nhân trên địa bàn để rửa, băng bó vết thương.
Trước thái độ vô trách nhiệm này, vợ chồng anh Chuyên đã trở lại trạm y tế để chất vấn về y đức với điều dưỡng Vân và đưa lên mạng xã hội. Rất nhiều người quan tâm chia sẻ, mong muốn sự việc cần được làm sáng tỏ, xử lý nghiêm.
tin liên quan
Phải làm gì khi người thân bị đột quỵ?Hiện nay, tình trạng người bị đột quỵ ngày càng tăng, dẫn đến mối quan tâm của cộng đồng dành cho bệnh đột quỵ cũng tăng theo.
Bà Hà Thị Vân thừa nhận, sự việc trên là có thật và giải thích rằng do cơ sở y tế xã không có nước rửa sinh lý, băng gạc, kim khâu. Thêm nữa, quãng đường từ Trạm y tế xã đến Phòng khám đa khoa khu vực Đồng Đăng (H.Cao Lộc) không xa, nên đã khuyên anh Chuyên ra đó sơ cứu, điều trị vết thương.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Trạm y tế xã Hồng Phong có 5 cán bộ y tế đảm trách việc chăm sóc, sức khỏe cho người dân trên địa bàn xã và lân cận. Cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ nhưng việc quản lý, bảo quản lại lỏng lẻo. Ông Hà Tuấn An, Trạm trưởng y tế Hồng Phong xác nhận, việc cơ sở y tế này thiếu nước rửa, băng gạc và kim khâu là có thật. “Riêng kim khâu có để trong túi y tế lưu động treo trên tường, nhưng do chúng tôi “mua nhầm” loại kim nhỏ nên không sử dụng được”, ông An phân trần.
tin liên quan
Di chuyển người đột quỵ như thế nào cho đúng?Khi có người bị đột quỵ, đa phần người xung quanh rất lúng túng trong cách xử trí ban đầu, đặc biệt là vấn đề di chuyển người bệnh.
Ông An cũng thừa nhận, bản thân mình còn nhiều yếu kém trong công tác quản lý, lãnh đạo, để trang thiết bị y tế thiếu trong thời gian dài; chưa giao ban ngày thường xuyên và buông lỏng việc giáo dục, nâng cao y đức, chuyên môn cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị. Ông An cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Trạm và điều dưỡng Vân đã đến nhà bệnh nhân Hoàng Đình Chuyên xin lỗi, mong được thông cảm. Điều dưỡng viên Hà Thị Vân đã viết bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo, ông An tự nhận mức phê bình.
Giám đốc Trung tâm y tế H.Cao Lộc, bác sĩ Chu Đình Quế cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin đã yêu cầu Trạm y tế Hồng Phong viết bản tường trình và báo cáo sự việc lên cấp trên. Sở Y tế Lạng Sơn đã có văn bản yêu cầu xử lý nghiêm sự việc và báo cáo kết quả. Chiều 11.10, Trung tâm y tế huyện đã thành lập Hội đồng kỷ luật, họp đánh giá mức độ sai phạm và đã kỷ luật cảnh cáo bà Vân, đồng thời phê bình, kiểm điểm trách nhiệm đối với Trạm trưởng Hà Tuấn An.
tin liên quan
Phải làm gì khi người thân bị ung thư?Phát hiện con mình hay người thân bị ung thư là điều rất khủng khiếp. Những hiểu biết dưới đây có thể rất có ích cho các bậc làm cha mẹ cũng như những gia đình có người thân bị ung thư.
Bình luận (0)