Ngăn ngừa bệnh trẻ em trong dịp tết

13/01/2017 09:01 GMT+7

Bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết từ nay đến sau Tết Nguyên đán trẻ dễ mắc nhiều loại bệnh: đường tiêu hóa, thủy đậu, sốt siêu vi, viêm hô hấp, tay chân miệng...

Hiện nay, các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, tiêu chảy nhiễm trùng, tiêu đàm máu, rối loạn tiêu hóa... đang có xu hướng tăng và sau tết thì sẽ tăng nhiều. Bởi vào mùa đông xuân thời tiết khá mát mẻ nên vi trùng, siêu vi phát triển mạnh hơn. Dịp tết, trẻ em, kể cả người lớn sử dụng nhiều loại thực phẩm hơn thường lệ, nhiều loại thực phẩm không bảo quản đúng, vệ sinh cá nhân không sạch nên dễ gây bệnh.
“Chỉ còn hai tuần nữa là tết, do vậy người lớn, trẻ nhỏ cần ăn thực phẩm chín, rõ nguồn gốc, thực phẩm không để ngoài môi trường lâu và cần rửa tay, vệ sinh sạch sẽ phòng ngừa bệnh”, bác sĩ Hoàng nói và cho biết thêm, thời tiết chuyển lạnh nên siêu vi cúm, bệnh hô hấp cũng phát triển. Một số chuyển sang viêm phổi, phế quản. Biểu hiện của bệnh là sốt, ho, khó thở, thở mệt. Có một trường hợp sốt nhiều ngày, cha mẹ nghĩ là sốt siêu vi, không đưa trẻ đi khám, khi đến bệnh viện thì bệnh chuyển sang viêm tai giữa, viêm phổi nặng.

tin liên quan

7 giải pháp trị chứng ợ nóng hiệu quả
Ợ nóng là một triệu chứng trào ngược của dạ dày, xảy ra khi axit từ dạ dày chảy ngược vào thực quản. Cảm giác ợ nóng thay đổi tùy theo mỗi người nhưng đều có điểm chung là gây khó chịu ở ngực và vùng xương ức.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, khuyến cáo thêm cận tết có nhiều trẻ bị sốt siêu vi. Trẻ bị các bệnh hô hấp, nhất là trẻ có tiền căn suyễn cần giữ ấm cho trẻ khi ra đường, nhất là vùng đầu và cổ. Đặc biệt với trẻ suyễn thì không để trẻ hít trực tiếp không khí lạnh vào phổi, cần tắm nước ấm; chuẩn bị đầy đủ khăn, nước, xà phòng, quần áo thay... xong mới cho trẻ tắm.

tin liên quan

Nguy hiểm như thiếu chất sắt
Khi hàm lượng sắt trong máu giảm, có thể sẽ xuất hiện tình trạng thiếu chất sắt khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề trong các hoạt động thường ngày.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.