Tuy nhiên, chúng thuộc cấp độ có thể càn quét sự sống trên trái đất, và nếu cân nhắc trường hợp của “hung thủ” từng tiêu diệt toàn bộ loài khủng long, xác suất tấn công của tiểu hành tinh lớn có thể cách nhau 50 đến 60 triệu năm. Và nếu thực sự như thế, tiến sĩ Mỹ cảnh báo trái đất đang rơi vào thời điểm tái lập sự kiện trên.
Sao chổi di chuyển trên các quỹ đạo cách xa địa cầu, nhưng đôi khi cũng lao vào khu vực cận trái đất. Tiến sĩ Nuth dẫn lại một vụ tiếp cận khá gần giữa hành tinh xanh với sao chổi vào năm 1996, nhưng may mắn lúc đó sao Mộc như thường lệ đã trở thành tấm chắn hứng trọn sức tấn công. Kế đến, vào năm 2014, một sao chổi bay sát sao Hỏa, và sự tồn tại của nó chỉ được phát hiện trước đó khoảng 22 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc, trong trường hợp trái đất là sao Hỏa, con người sẽ không đủ thời gian để triển khai sứ mệnh dự đoán phải mất 5 năm nếu muốn làm chệch hướng đường bay của nó.
NASA gần đây đã thành lập cơ quan phòng thủ hành tinh, và được đề nghị nhanh chóng chế tạo một dòng tên lửa đánh chặn cùng với phi thuyền quan sát trong trạng thái dự phòng. Nếu làm được như thế, tiến sĩ Nuth ước tính NASA không chỉ cắt ngắn phân nửa thời gian triển khai, mà còn phòng ngừa được trường hợp một tiểu hành tinh bất ngờ xuất hiện từ vị trí khó quan sát, như từ hướng mặt trời.
Tờ The Guardian dẫn lời tiến sĩ Cathy Plesko, thuộc Phòng Thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ), trình bày hai phương pháp có thể đánh chệch hướng của tiểu hành tinh: dùng đầu đạn hạt nhân hoặc vũ khí động lực học, giống như một dạng súng thần công cỡ lớn.
Bình luận (0)