Thiên Cung-1 đã được phóng lên quỹ đạo vào năm 2011 và được mô tả là “biểu tượng chính trị đầy uy lực” của Trung Quốc, góp phần vào tham vọng biến quốc gia Đông Á thành siêu cường không gian. Nó đã trở thành phòng thí nghiệm trên không gian cho các sứ mệnh không người lái lẫn có người, và Lưu Dương đã trở thành nữ phi hành gia Trung Quốc đầu tiên bay vào vũ trụ khi tàu Thần Châu 9 kết nối với Thiên Cung-1 vào tháng 6.
Tuy nhiên, chỉ sau vài năm hoạt động ngắn ngủi, giới hữu trách Trung Quốc vào năm 2016 xác nhận tin đồn rằng họ đã mất khả năng kiểm soát trạm không gian và nó chuẩn bị rơi xuống trái đất trong năm 2017 hoặc 2018. Cụ thể, cơ quan không gian Trung Quốc báo cáo với LHQ rằng Thiên Cung-1 sẽ lao xuống trái đất trong giai đoạn tháng 10.2017 đến tháng 4.2018, theo tờ The Guardian ngày 13.10.
tin liên quan
Trạm không gian Trung Quốc sắp rơi xuống trái đấtTờ Newsweek hôm qua đưa tin trạm không gian Thiên Cung-1 bị mất kiểm
soát của Trung Quốc được dự đoán sẽ rơi xuống trái đất vào đầu năm 2018.
Kể từ đó, trạm không gian của nước này tiếp tục mất độ cao. Trong những tuần gần đây, quỹ đạo của nó càng có xu hướng bị lôi xuống tầng khí quyển của trái đất và bắt đầu rơi nhanh hơn. “Giờ đây, Thiên Cung-1 cách mặt đất chưa đầy 300 km và đang ở trong khí quyển đậm đặc hơn”, theo nhà vật lý học thiên thể nổi tiếng Jonathan McDowell của Đại học Harvard (Mỹ).
Chuyên gia này dự kiến trạm sẽ chỉ “trụ” được vài tháng nữa. Dù đa số các bộ phận của Thiên Cung-1 được dự kiến sẽ bị cháy rụi khi đi qua tầng khí quyển của địa cầu, ông McDowell cảnh báo phần xác còn lại của trạm không gian có thể vẫn nặng đến 100 kg khi tiếp đất. Nguy cơ xảy ra thương vong và tổn thất trên mặt đất khi đó được xem là khá nhỏ, nhưng Trung Quốc cho biết sẽ liên tục theo dõi sát sao diễn biến của Thiên Cung-1 và sẽ thông báo cho LHQ khi nó chính thức rơi.
Rất khó đoán được hướng đi của trạm vũ trụ trên vì phụ thuộc các nhân tố như tình trạng khí hậu. Vào năm 1991, trạm không gian Salyut 7 nặng 20 tấn của Liên Xô đã rơi xuống trái đất trong lúc vẫn đang kết nối với tàu vũ trụ 20 tấn tên Cosmos 1686. Tổ hợp này nổ tung trên bầu trời Argentina, tạo ra mưa mảnh vụn tại thị trấn Capitán Bermúdez. Trước đó, trạm không gian Skylab 77 tấn của Mỹ cũng lâm vào tình trạng tương tự, tức rơi không kiểm soát, vào năm 1979, với một số mảnh lớn rớt ngoài khơi Perth, bang Tây Úc.
tin liên quan
Những cơn mưa kim cương trên băng khổng lồNhờ công nghệ laser tia X, các nhà khoa học đã tái dựng điều kiện trên Thiên Vương tinh và chứng minh được giả thuyết về mưa kim cương trên các hành tinh băng khổng lồ.
Bình luận (0)